+Aa-
    Zalo

    Khẩn trương ứng cứu 2 tàu cá của ngư dân Bình Định gặp nạn trên biển

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Hai tàu cá của ngư dân Bình Định đang đánh bắt trên biển thì bất ngờ bị hỏng máy, thả trôi. Thời điểm gặp nạn, trên cả 2 tàu có 14 thuyền viên.

    (ĐSPL) – Hai tàu cá của ngư dân Bình Định đang đánh bắt trên biển thì bất ngờ bị hỏng máy, thả trôi. Thời điểm gặp nạn, trên cả 2 tàu có 14 thuyền viên.

    Báo Dân trí dẫn thông tin từ Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai & Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này đang tích cực tìm kiếm tàu cá của ngư dân Bình Định bị hỏng máy, trôi tự do trên biển.

    Theo đó, hai tàu gặp nàn là tàu BĐ 95662 TS của ông Lê Công Chương (ở Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn) kiêm thuyền trưởng. Tàu xuất bến ngày 18/12 tại trạm Mũi Tấn (TP Quy Nhơn) đi đánh bắt hải sản.

    Đến 9h ngày 20/12, tàu bị hỏng máy, thả trôi với vận tốc 1 hải lý/giờ ở tọa độ 16006’N - 112000’E, cách Đà Nẵng 400km về phía Đông.

    Tàu cá ngư dân tỉnh Bình Định gặp nạn trên biển (Ảnh minh họa)

    Một tàu cá khác mang biển hiệu BĐ 95755 TS của ông Nguyễn Tấn kiêm thuyền trưởng (ở xã Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn). Khi hành nghề tại vùng biển có tọa độ 13044’N - 110055’E (cách TP Quy Nhơn 110 hải lý về hướng Đông Nam) tàu bị hỏng máy, thả trôi.

    Được biết thời điểm cả hai tàu gặp nạn, trên mỗi tàu ngoài thuyền trưởng còn có 6 thuyền viên.

    Ngay sau khi nhận được thông tin, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định đã yêu cầu Chi cục Thủy sản, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Quy Nhơn Radio, Phòng Kinh tế huyện Hoài Nhơn giữ liên lạc với các tàu bị nạn và kêu gọi các tàu gần khu vực đến hỗ trợ giúp đỡ. Tuy nhiên, đến chiều tối ngày 21/12, vẫn chưa liên lạc được với các tàu trong tổ đội.

    Theo TTXVN, cũng trong ngày 20/12, tàu cá BĐ 11087-TS do ông Phạm Lai (TP Quy Nhơn) làm chủ tàu kiêm thuyền trưởng, khi đang đánh bắt cá tại vùng biển có tọa độ 13,50 độ vĩ bắc, 109,20 độ kinh đông, cách TP Quy Nhơn khoảng 4 hải lý về hướng Bắc thì sóng lớn làm tàu chao đảo khiến ngư dân Nguyễn Văn Cu (SN 1973), ở phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn rơi xuống biển mất tích.

    Theo Đài thông tin Duyên hải Đà Nẵng, thuyền viên Nguyễn Văn Cu sau khi gặp nạn đã bơi về bờ lúc 17h ngày 20/12.

    Quyết định 06/2014/QĐ-TTg phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển vùng nước cảng biển

    Điều 11. Trách nhiệm phát và tiếp nhận tín hiệu cấp cứu - khẩn cấp

    1. Người, phương tiện bị nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển

    Người, phương tiện bị nạn hoặc có nguy cơ bị nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển cần trợ giúp, trừ trường hợp bất khả kháng phải phát thông tin cấp cứu - khẩn cấp theo quy định sau:

    a) Thông báo cho Hệ thống đài thông tin duyên hải Việt Nam hoặc hệ thống đài trực canh của Bộ đội Biên phòng hoặc Hệ thống quan sát tàu cá của Tổng cục Thủy sản, hoặc các phương tiện đang hoạt động trên biển gần khu vực bị nạn biết để yêu cầu trợ giúp.

    b) Trong trường hợp đề nghị lai dắt, cứu hộ, ngoài nội dung nêu tại Khoản 2 Điều 10 Quy chế này, cần thông báo thêm các thông số kỹ thuật của phương tiện cần lai dắt, cứu hộ để xác định phương án lai dắt, cứu hộ như: Trọng tải, chiều dài, chiều rộng, mớn nước của phương tiện;

    c) Bảo đảm việc duy trì liên lạc với người, cơ quan, tổ chức đã liên lạc để thực hiện việc tìm kiếm, cứu nạn, trợ giúp (thông qua Hệ thống đài thông tin duyên hải Việt Nam hoặc trực tiếp);

    d) Báo cáo kịp thời theo nội dung yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền tìm kiếm, cứu nạn trên biển và của lực lượng, phương tiện đến tìm kiếm, cứu nạn;

    đ) Trường hợp đã loại trừ được nguy hiểm gây ra đối với người, phương tiện của mình phải thông báo ngay cho người, cơ quan, tổ chức đã thông tin cấp cứu - khẩn cấp để dừng việc cứu nạn.

    2. Thuyền trưởng phương tiện hoạt động trên biển và trong vùng nước cảng biển

    a) Trường hợp phát hiện hay nhận được tín hiệu cấp cứu - khẩn cấp gần khu vực đang hoạt động, phải có trách nhiệm đến cứu giúp người gặp nạn nếu không ảnh hưởng đến an toàn người, phương tiện của mình;

    b) Thông báo cho Hệ thống đài thông tin duyên hải Việt Nam biết việc tham gia tìm kiếm, cứu nạn của mình;

    c) Trường hợp không thể tham gia cứu người gặp nạn (do mất an toàn về người, phương tiện của mình hoặc đang thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp khác) phải thông báo cho Trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực biết.

    3. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện hoặc nhận được thông tin người, phương tiện bị nạn phải thông báo kịp thời cho các cơ quan, lực lượng có trách nhiệm tìm kiếm, cứu nạn biết để xử lý. Người cung cấp thông tin báo nạn phải chịu trách nhiệm về độ trung thực của thông tin báo nạn.

    4. Hệ thống đài thông tin duyên hải Việt Nam và các hệ thống Đài thông tin tìm kiếm, cứu nạn của các Bộ, ngành, địa phương tổ chức trực 24/24 giờ để tiếp nhận thông tin cấp cứu - khẩn cấp trên biển và báo cáo cho cơ quan, tổ chức có trách nhiệm về tìm kiếm, cứu nạn.

    5. Các cơ quan được giao nhiệm vụ về tìm kiếm, cứu nạn tổ chức trực 24/24 giờ để tiếp nhận và xử lý thông tin; chuẩn bị phương án và tiến hành tìm kiếm, cứu nạn.

    Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.

    (Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/khan-truong-ung-cuu-2-tau-ca-cua-ngu-dan-binh-dinh-gap-nan-tren-bien-a175246.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan