Dòng tiền vào ngân hàng có thể giảm tạm thời


Thứ 2, 31/03/2014 | 10:22


(ĐSPL) - Việc hạ lãi suất là tất yếu trong bối cảnh hiện nay khi các kênh đầu tư và hoạt động sản xuất đang khó khăn.

(ĐSPL) - Việc hạ lãi suất là tất yếu trong bối cảnh hiện nay khi các kênh đầu tư và hoạt động sản xuất đang khó khăn. Nhưng hạ lãi suất, dòng vốn chảy vào ngân hàng ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng.
Hạ lãi suất, người dân sẽ không mặn mà với việc gửi tiết kiệm, theo TS Nguyễn Minh Phong: “Có thể nguồn vốn vào ngân hàng sẽ giảm đi một chút, lượng vốn đang gửi vào hoặc lượng vốn đang gửi vào rút ra, cái này thì chưa ai tính được cụ thể là bao nhiêu. Về logic, có thể gây hiệu ứng đó, thực tế thì cũng chưa hẳn vì hiện nay đang khó khăn,người tiêu dùng cũng chưa mạnh dạn rút tiền ra để đầu tư những khoản khác, cơ bản tôi tin rằng hạ lãi suất cũng không ảnh hưởng nhiều đến nguồn tiền gửi”.
Còn các ngân hàng cũng khẳng định rằng, động thái giảm lãi suất huy động trong thời gian gần đây cũng không tác động nhiều đến khả năng huy động vốn.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước – ông Nguyễn Đồng Tiến trong cuộc họp báo chiều mới đây cho biết: “Nếu lãi suất giảm có thể người gửi tiền không gửi vào ngân hàng sẽ tăng lên, lượng tiền huy động có thể giảm xuống. Nhưng theo các điều kiện thị trường, kỳ vong khả năng kiểm soát lạm phát của Chính phủ thì mức trần lãi suất tiền gửi hiện vẫn khuyến khích gửi tiền vào ngân hàng”.
 - Dòng tiền vào ngân hàng có thể giảm tạm thời

Theo con số được thống kê, tính đến 13/3, tín dụng toàn hệ thống đã tăng 1,92\% so với cuối 2013, trong đó, huy động VND tăng 2,23\%, huy động ngoại tệ giảm 0,09\%. Có thể thấy rằng, bối cảnh kinh tế vĩ mô hiện đang ấm dần lên, những lo ngại việc ngân hàng cắt giảm mạnh lãi suất sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn cũng không thực sự căng thẳng.
Cũng căn cứ vào tình hình thực tế thời gian vừa qua, trước khi có quyết định hạ lãi suất của ngân hàng Nhà nước, một số ngân hàng thương mại đã hạ lãi suất tiền gửi nhưng việc huy động vốn không hề bị ảnh hưởng. 
Cụ thể, ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), huy động vốn 2 tháng đầu năm tăng 1,2\% và tăng trưởng tín dụng tăng 1,6\%. Một số ngân hàng như, ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong (TP Bank), ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank), ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (LienVietPostBank) nhờ đưa ra các chương trình cho vay hấp dẫn, phù hợp với doanh nghiệp nên tín dụng cũng đang có dấu hiệu khởi sắc.
Giảm lãi suất được nhận định là làm giảm lượng vốn vào các ngân hàng nhưng chỉ là tạm thời, theo ông Cấn Văn Lực - Phó Tổng Giám đốc BIDV cho hay: “Dù lãi suất giảm thì người dân vẫn chọn gửi tiết kiệm là kênh giữ tiền an toàn”.
Còn Phó Thống đốc Nguyễn Đồng Tiến cho rằng, việc gửi tiền đồng vào ngân hàng vẫn hiệu quả, nó giúp làm ổn định nguồn tiền gửi của hệ thống ngân hàng và dùng nguồn vốn đó để cho vay phát triển sản xuất.
Mời bạn đọc xem thêm Clip: TS Cấn Văn Lực - Âm tín dụng là điều hết sức bình thường

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dong-tien-vao-ngan-hang-co-the-giam-tam-thoi-a26491.html