Lãi suất tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng nào đang cao nhất?


Thứ 7, 18/02/2017 | 03:34


Cùng sự kiện

(ĐSPL) - Lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại nhiều ngân hàng rục rịch tăng là tín hiệu đáng mừng với người dân có nhu cầu gửi tiết kiệm ngân hàng.

(ĐSPL) - Lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại nhiều ngân hàng rục rịch tăng là tín hiệu tốt cho người dân có nhu cầu gửi tiết kiệm ngân hàng. Vậy, lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng nào đang cao nhất hiện nay?

Từ khoảng cuối tháng 5, hàng loạt các ngân hàng thương mại đã có động thái tăng lãi suất tiền gửi. Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (UBGS) mới công bố vào cuối tháng 5, nhận định lãi suất huy động của các ngân hàng có xu hướng tăng đã gây khó khăn cho huy động trái phiếu chính phủ. Nguyên nhân tăng lãi suất lần này được đánh giá là do áp lực từ việc đồng USD tăng giá cộng với sự mất cân đối lãi suất giữa huy động và cho vay.

Tại 22 ngân hàng, đa số các ngân hàng tăng lãi suất huy động nhưng chủ yếu ở các kỳ hạn dài với mức tăng từ 0,3-0,5%/năm.

Theo thống kê, nếu tính theo kỳ hạn dưới 1 năm thì hiện Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) đang là ngân hàng trả lãi cao nhất với 5,2%, 2 tháng với mức lãi suất 5,3%, 5,4% cho kỳ hạn 3 tháng và 6,4% cho kỳ hạn 6 -9 tháng.

Trong khi đó, trả lãi thấp nhất là Ngân hàng TMCP Bưu điện (LienVietPostBank) và 3 ông lớn Agribank, Vietcombank và BIDV với lãi suất 4% ở kỳ hạn 1 tháng và Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) trả lãi thấp nhất trong các kỳ hạn 2-9 tháng.

Nếu tính theo kỳ hạn dưới 1 năm thì hiện Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) đang là ngân hàng trả lãi suất tiền gửi cao nhất với 5,2%.

Với kỳ hạn 12 tháng, TPBank vươn lên dẫn đầu với lãi suất 7,45%/năm, trong khi thấp nhất là DongABank với lãi suất 5,6%/năm. Tuy nhiên mức lãi suất tại TPbank là áp dụng đối với những khoản tiền gửi tái tục có số tiền từ 100 tỷ đồng trở lên và cam kết không rút trước hạn.

Xét theo dài hạn, NCB tiếp tục là ngân hàng tính lãi suất cao nhất với 7,3% đối với kỳ hạn 2 – 3 năm.

Lãi suất huy động dao động từ 5,65% đến 7,3% đối với kỳ hạn 2 năm.

Riêng lãi suất tại Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB), mức lãi suất sau kỳ hạn 12, 24 tháng là áp dụng cho các khoản tiết kiệm từ 200 tỷ đồng trở lên.

Về việc tăng lãi suất tiết kiệm tại các ngân hàng cụ thể như sau

Từ 3/6, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (Agribank) công bố tăng lãi suất tiền gửi bằng VND tiết kiệm cá nhân bằng VND kỳ hạn 18 tháng là 6,5%/ năm, thay cho 6,2%/ năm trước đó, kỳ hạn 24 tháng tăng từ 6,3% lên 6,80%/năm.

Lãi suất tiết kiệm linh hoạt áp dụng đối với khách hàng cá nhân gửi VND kỳ hạn 18 tháng là 6,5%/ năm thay cho 6,2%/ năm; 24 tháng là 6,8%/ năm thay cho 6,30%/ năm.

Đối với khách hàng là tổ chức, lãi suất tiền gửi VND kỳ hạn 24 tháng cũng tăng lên 0,5% là 6,8%/năm. Lãi suất tiền gửi đối với các kỳ hạn khác tại Agribank không thay đổi.

Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Công thương (Vietinbank) tăng lãi suất kỳ hạn ngắn từ 0,4-0,5%. Cụ thể , lãi suất huy động VND kỳ hạn 1 tháng là 4,5%/năm, 3 tháng là 5%/năm so với mức kỳ hạn tương ứng trước đó là 4%/năm và 4,6%/năm.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển (BIDV niêm yết lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng ở mức cao nhất so với các ngân hàng thương mại của nhà nước là 6,5%/ năm. Tuy nhiên, lãi suất huy động của các kỳ hạn dài hơn 12 tháng lại bị kéo xuống với kỳ hạn 24 và 36 tháng áp mức lãi suất huy động là 6,3%/ năm.

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 6-36 tháng tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đều được điều chỉnh tăng 0,2% kể từ ngày 25/5. Hiện mức lãi suất huy động cao nhất tại nhà băng này là 6,7% khi khách gửi 36 tháng. Còn các kỳ hạn 12 tháng, 24 tháng lần lượt là 6,2% và 6,5% một năm.

Tương tự, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank) mới công bố lãi suất niêm yết cao nhất của ngân hàng này là 6,9% với kỳ hạn 36 tháng. Các mốc thấp hơn là kỳ hạn 24 tháng, 18 tháng tương ứng 6,7% và 6,6%.

Đại diện của Ngân hàng ACB cho rằng lãi suất huy động tăng nhưng không ảnh hưởng nhiều đến việc điều chỉnh tăng lãi suất cho vay.

Với kỳ hạn 12 tháng, TPBank vươn lên dẫn đầu với lãi suất tiền gửi 7,45%/năm

Hiện tại chênh lệch giữa lãi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng giữa VND và USD khoảng 5%.

Mặc dù các ngân hàng khẳng định lãi suất tăng nhẹ chỉ là do vấn đề về cơ cấu nguồn vốn, song chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, nguyên nhân của việc tăng lãi suất không nằm ngoài việc USD tăng mạnh trong thời gian vừa qua vì một số người dân sẽ có xu hướng rút tiền tiết kiệm để mua USD dự trữ, do đó các ngân hàng phải nâng lãi suất để giữ chân khách hàng.

Tuy nhiên, nếu lời khẳng định của thống đốc về việc neo giữ ổn định tỷ giá đến cuối năm 2015 là sự thật, thì việc gửi tiền VND tại ngân hàng sẽ có lợi cho khách hàng hơn. Tuy nhiên, “hạn cuối” của lời cam kết này chỉ đến hết năm nay, vì thế những kì hạn tiền gửi từ 6 tháng đến 1 năm sẽ là sự lựa chọn tối ưu nhất dành cho khách hàng.

Bên cạnh đó, để có lãi suất tiền gửi cao nhất khách hàng cần lưu ý những vấn đề sau:

Trước khi gửi tiền ngân hàng bạn nên cân nhắc xem nhu cầu của mình sẽ phù hợp với việc gửi ngắn hạn hay dài hạn. Nếu bạn không chắc chắn về nhu cầu sử dụng của bản thân thì nên gửi ngắn hạn. Vì nếu bạn gửi dài hạn mà bạn rút tiền gấp khi chưa đến thời kỳ đáo hạn, bạn sẽ nhận lãi suất rất thấp hoặc không có lãi. Tuy nhiên, khi bạn sắp xếp được kế hoạch chi tiêu hợp lý và muốn gửi dài hạn trên một năm để có mức lãi suất tốt, đến thời hạn, bạn phải đến ngân hàng để làm thủ tục tất toán.

Trường hợp muốn gửi tiếp thì bạn cũng nên đến làm thủ tục đáo hạn. Điều này vừa giúp bạn có thể kiểm soát được số tiền gốc và lãi của mình sau mỗi kỳ hạn gửi, đồng thời có thể thương lượng lại với ngân hàng để hưởng mức lãi suất mới có lợi hơn, tránh trường hợp như của bà Lê Thị Bích Thuỷ (TP HCM) gửi tiết kiệm nhưng không đến rút, để kéo dài tới hơn 30 năm. Đến khi làm thủ tục tất toán chỉ nhận được cả gốc lẫn lãi 4.385 đồng do sự trượt giá vì lạm phát và Việt Nam trải qua các kỳ đổi tiền.

Hiện nay, loại tiết kiệm được các ngân hàng thiết kế rất nhiều kỳ hạn để người dân linh hoạt lựa chọn. Kỳ ngắn từ 1 đến dưới 12 tháng; dài trên 12 tháng). Có ngân hàng đang có những sản phẩm tiền gửi chỉ 1, 2, 3 tuần.

Sau khi quyết định gửi dài hạn hay ngắn hạn rồi, bạn nên tham khảo một vòng xem ngân hàng nào có mức lãi suất cao nhất mà vẫn đảm bảo các quyền phụ lợi khác.

Bạn nên chọn ngân hàng lớn, uy tín, phát triển ổn định, có bề dày lịch sử, có độ an toàn cao. Để biết được điều này, bạn có thể tham khảo các dữ liệu từ báo cáo tài chính hàng quý, hàng năm.

Thêm vào đó, những ngân hàng có nhiều chi nhánh, mạng lưới hoặc có nhiều dịch vụ ứng dụng công nghệ để triển khai các sản phẩm gửi tiết kiệm online... cũng sẽ được coi là một sự lựa chọn thông minh vì các cuộc giao dịch của bạn sẽ thuận lợi hơn những ngân hàng khác.

Ngoài ra, bạn tính toán kỹ các phương thức trả lãi mà ngân hàng áp dụng. Bạn có 2 cách chọn lãi suất: Lãi suất cố định và lãi suất thả nổi. 

Lãi suất cố định sẽ được giữ nguyên trong suốt kỳ, lãi sẽ được trả cuối kỳ. Còn lãi suất thả nổi sẽ được điều chỉnh từng quý hoặc từng tháng và tùy theo từng ngân hàng. Bạn có thể chọn cách lãi sẽ được nhập vào vốn hay rút tiền mặt ở mỗi lần lãnh lãi. Thông thường thì gửi tiết kiệm lãnh lãi cuối kỳ cố mức lãi suất tốt hơn.

An Nhiên

[mecloud] L3J86IO2e3[/mecloud]

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/lai-suat-tien-gui-tiet-kiem-cua-ngan-hang-nao-dang-cao-nhat-a97644.html