+Aa-
    Zalo

    Làm thế nào để tránh mua phải bánh kẹo Tết nhái, giả tràn lan?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Tết Nguyên đán Ất Mùi năm 2015 cận kề, cũng là thời điểm sức mua của thị trường bánh, mứt, kẹo, đồ khô... tăng mạnh nhưng đây cũng là thời điểm các loại hàng nhái hoành hành.

    (ĐSPL) - Tết Nguyên đán Ất Mùi năm 2015 cận kề, cũng là thời điểm sức mua của thị trường bánh, mứt, kẹo, đồ khô... tăng mạnh. Tuy nhiên, chọn lựa mặt hàng, thương hiệu nào lại là vấn đề lo ngại của người tiêu dùng bởi ai cũng biết đây là thời điểm thuận lợi để các loại hàng nhái hàng kém chất lượng hoành hành.

    Ảnh minh họa.

    Hàng ngoại made in… trôi nổi

    Hiện nay trên thị trường, bánh kẹo nhập khẩu rất phong phú và đa dạng xuất xứ từ nhiều nước như Mỹ, Đức, Hàn Quốc, Bỉ… Giá của những sản phẩm nhập khẩu cũng cao hơn giá bánh kẹo trong nước, đặc biệt là các dòng bánh cao cấp. Lợi dụng tâm lý sính ngoại người tiêu dùng có nhu cầu mua quà biếu tết là những mặt hàng cao cấp này, một số cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng hàng giả, hàng kém chất lượng… rồi dán mác “ngoại” để tung ra thị trường tiêu thụ.

    Dạo quanh các khu chợ đầu mối trên địa bàn quận Hà Nội, chúng tôi nhận thấy rất nhiều sản phẩm bánh, kẹo có tên na ná với các sản phẩm thật như: bim bim Oishi với Oshi, kẹo Alpeliebe Original với Apellebe OY, kẹo Cheng Gum với Chewing Gum... hoặc các loại vỏ hộp mang mác ngoại với nhãn hiệu Dbent, Danson, Classic, Red Rose... nhưng bên trong là các loại bánh không rõ nguồn gốc. Do mẫu mã vỏ hộp sang trọng và bắt mắt, nắp hộp lại được dán bằng loại tem tự in nên nếu chưa dùng qua các sản phẩm này hoặc đã dùng nhưng không chú ý thì khách hàng dễ dàng “sập bẫy”.

    Chia sẻ về điều này, chị Hương - Thanh Xuân kể: "Một lần vội đưa con đi học, chị tạt vào cửa hàng tạp hóa ven đường mua bánh cho con, đến chiều về thấy trong cặp con còn nửa cái bánh ăn dở, hỏi vì sao thì con mình bảo: bánh đắng lắm mẹ ạ, con ăn không được. Mình cứ tưởng bánh hết hạn vì thương hiệu này con mình rất thích, xem kỹ lại thì ra bánh Choco.Pia chứ không phải Choco Pie. Từ đấy, mỗi lần mua đồ mình phải xem kỹ tên bánh và hạn sử dụng."

    Bên cạnh đó, trên thị trường cũng xuất hiện rất nhiều loại kẹo, bánh, giá rẻ không rõ nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng. Mặt hàng được đựng la liệt trong những hộp các-tông, rổ, túi hoặc bao lớn, các loại bánh quy, bánh sữa kem không có nhãn phụ, không ghi ngày sử dụng giá chỉ từ 25.000 - 35.000 đồng/kg, các loại kẹo dẻo, bắp dẻo, rau câu có giá từ 30.000 - 40.000 đồng/kg, kẹo đậu phộng, kẹo me được chào giá cao hơn, từ 60.000 - 80.000 đồng/kg…

    Khi được hỏi xuất xứ các loại bánh kẹo này, hầu hết người bán hàng cho rằng, kẹo được sản xuất tại các cơ sở trong nước, một số nhập khẩu vì không mất chi phí bao bì, đóng gói nên có… giá rẻ. Tuy nhiên, nhiều nhãn bánh mứt là tiếng Trung Quốc không hề có nhãn phụ bằng tiếng Việt ghi thông tin về sản phẩm.

    Cũng theo chị Hương, chị cũng như nhiều người tiêu dùng đã chuyển sang tin dùng hàng của các công ty có thương hiệu trong nước sản xuất.

    Trở thành nhà tiêu dùng thông thái

    Tại 1 số Siêu thị như Big C, FiviMart, Intimex, Vinmart… bánh kẹo nội chiếm tỷ lệ 70 - 80\% tổng lượng hàng hóa trên các gian hàng bánh kẹo và đa phần khách hàng cũng tập trung nhiều vào các mặt hàng này. Bác Phức, nhà ở TT Cơ Khí, Thanh Xuân cho biết: “Đi mua bánh kẹo sớm và đi vào ngày giữa tuần cho bớt đông. Tôi gửi đồ về quê biếu họ hàng, cần mua nhiều nên tôi chọn hàng nội cho đỡ tốn tiền”.

    Theo ông Trần Xuân Vinh giám đốc - công ty bánh Bảo Ngọc cho biết: "Để phục vụ nhu cầu tết nguyên đán 2015 công ty đã tăng sản lượng lên 101\%. Trong khi các thương hiệu khác là tập trung vào dòng bánh cao cấp thì chúng tôi quan tâm đến phân khúc trung bình để đáp ứng nhu cầu của đại đa số người dân. Cũng với số tiền đó, người tiêu dùng hoàn toàn được sử dụng sản phẩm có chất lượng cao do người Việt sản xuất mà sẽ không phải mua những hàng trôi nổi trên thị trường."


    Ông Vinh cũng cho biết thêm, giá bán lẻ một số sản phẩm mà cung ty cung cấp trên thị trường không hề cao: bánh Kito hộp 260gr giá chỉ dao động từ 38-40 ngàn đồng, Kisshu 120gr dao động từ 20-22 ngàn đồng; Mứt tết 40-45 ngàn đồng/hộp/250gr…

    Với những gì đơn vị này đã cam kết về dây truyền sản xuất hiện đại, hệ thống chất lượng ISO cộng thêm thương hiệu lâu đời thì các sản phẩm Bảo Ngọc cung cấp đảm bảo đáp ứng với mọi nhu cầu của người tiêu dùng.

    Có thể nói, bất cứ người tiêu dùng nào khi mua hàng cũng cần phải lựa chọn thương hiệu và cân nhắc kỹ lưỡng. Hàng hóa chất lượng, giá cả hợp lý không những đảm bảo an toàn, tiết kiệm mà còn góp phần mang đến cho gia đình một cái Tết đầm ấm, lành mạnh và ngọt ngào tình thân.

    Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo: Khi chọn mua bánh, kẹo, mứt Tết nên chọn loại có bao bì, nhãn hiệu và địa chỉ rõ ràng, có giấy chứng nhận chất lượng của cơ quan chức năng, nên mua ở những đại lý, siêu thị, cửa hàng uy tín... Các loại bánh, mứt có màu sắc lòe loẹt, tươi sáng là do sử dụng màu công nghiệp chứa nhiều kim loại nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng; Các loại hạt dưa có màu đỏ hay hồng tươi, bị cháy đen là do nhuộm phẩm màu, hóa chất...
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/lam-the-nao-de-tranh-mua-phai-banh-keo-tet-nhai-gia-tran-lan-a82694.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Thị trường bánh kẹo Tết: Mập mờ chất lượng

    Thị trường bánh kẹo Tết: Mập mờ chất lượng

    Tết Nguyên đán cận kề, cũng là thời điểm sức mua của thị trường bánh, mứt, kẹo, đồ khô... tăng mạnh. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng vẫn tỏ ra lo ngại trước thông tin các loại hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ bày bán trên thị trường.