+Aa-
    Zalo

    Cảnh giác trước nguy cơ cúm A/H5N1 xâm nhập vào Việt Nam: Bác sĩ khuyên gì?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Cúm A(H5N1) là bệnh hạn chế lây từ gia cầm sang người, tuy nhiên tỷ lệ tử vong do loại cúm này gây ra là cao nhất trong tất cả các chủng cúm gia cầm mà chúng ta được biết.

    Mới đây, tỉnh Prey Veng ở Campuchia ghi nhận 2 ca nhiễm cúm H5N1 trong một gia đình, trong đó bé gái 11 tuổi đã tử vong, đánh dấu ca tử vong đầu tiên do virus này ở Campuchia trong nhiều năm.

    Ngay sau khi phát hiện ca bệnh, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã làm việc với giới chức y tế Campuchia để khẩn trương tìm các biện pháp khoanh vùng dập dịch. Đồng thời, các chuyên gia khuyến cáo nguy cơ dịch cúm gia cầm xâm nhập vào các nước khác, trong đó có Việt Nam là vấn đề đáng lưu tâm.

    Chia sẻ với PV Đời sống & Pháp luật, TS Bác sĩ Vũ Quốc Đạt - Phó trưởng khoa Bệnh nhiệt đới và can thiệp giảm hại, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội; Thành viên nhóm Cố vấn chiến lược và kỹ thuật cho các bệnh truyền nhiễm bị quên lãng thuộc WHO cho biết: "Nguy cơ cúm gia cầm A(H5N1) ở Campuchia tiến vào Việt Nam rất là lớn. Chúng ta cần phân biệt rõ tình trạng cúm gia cầm ở gia cầm và ở người. Ở Campuchia cúm gia cầm phần lớn được phát hiện ở gia cầm, các ca phát hiện cúm trên người tương đối hạn chế. Tuy nhiên, chúng ta không nên chủ quan trước diễn biến của dịch.

    Trước tiên, chúng ta cần kiểm soát con đường lây lan dịch qua việc giao thương giữa người dân hai nước; tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân không buôn bán và sử dụng các loại gia cầm không rõ nguồn gốc qua biên giới, các khu vực giáp ranh; khi có biểu hiện bất thường, nghi ngờ nhiễm cúm A người dân nên đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị".

    Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bệnh cúm gia cầm lây sang người A (H5N1) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút cúm A (H5N1) gây ra. Bệnh lây qua đường hô hấp, qua tiếp xúc với vật dụng bị nhiễm mầm bệnh, tiếp xúc và sử dụng gia cầm ốm, chết do nhiễm cúm A (H5N1), ăn thịt gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa nấu chín kỹ.

    Bệnh có biểu hiện: sốt, ho, mệt mỏi, đau người, đau cơ, đau họng. Bệnh diễn biến nhanh và có thể dẫn đến tử vong, hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh cho người.

    "Cúm A (H5N1) là bệnh hạn chế lây từ gia cầm sang người, tuy nhiên tỷ lệ tử vong do loại cúm này gây ra là cao nhất trong tất cả các chủng cúm gia cầm mà chúng ta được biết. Tỷ lệ tử vong chung do cúm gia cầm A (H5N1) trên thế giới cũng như ở Việt Nam rơi vào khoảng 50%, nghĩa là một khi mắc cúm thì tử vong rất là cao", bác sĩ Đạt khẳng định.

    Để chủ động phòng chống dịch, bệnh cúm A(H5N1) lây từ gia cầm sang người, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện pháp sau:

    khuyen cao phong lay nhiem cum gia cam 1
    Theo Cục Y tế dự phòng. Đồ họa: Thảo Ly.

    Thảo Ly

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/loi-khuyen-cua-bac-si-truoc-nguy-co-cum-ah5n1-xam-nhap-vao-viet-nam-a567140.html
    Sự kiện: Y tế sức khỏe
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan