+Aa-
    Zalo

    Lớp học của những phụ nữ lên chức bà

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Có 9 người con, 8 đứa cháu, bà Nhoãn, trú tại xã Phước Mỹ, Phước Sơn (Quảng Nam) vẫn say mê học chữ. Bà còn bảo hai con gái đã lập gia đình cùng tới lớp.

    Có 9 người con, 8 đứa cháu, bà Nhoãn, trú tại xã Phước Mỹ, Phước Sơn (Quảng Nam) vẫn say mê học chữ. Bà còn bảo hai con gái đã lập gia đình cùng tới lớp.

    Buổi tối, giữa bản làng sâu hun hút của thôn Xà Ê, xã Phước Mỹ vang lên tiếng đọc ê a của những phụ nữ đã lấy chồng, sinh con. Giữa ngôi nhà Gươl, vài chiếc bàn nhựa được đặt ngay ngắn, mỗi chị em sắm cái bảng nhỏ hoặc cuốn vở tập viết. Chiếc bảng đen to được chia làm đôi cho hai cô giáo, một bên dạy kiến thức lớp một, bên kia dạy lớp ba. Những phụ nữ nước da ngăm đen, mặc váy áo chỉnh tề hướng mắt lên bảng nghe giảng bài, có người cõng cả con lên lớp.

    Bà Hồ Thị Nhoãn (50 tuổi), đã có 9 người con, 8 đứa cháu, vẫn hào hứng tới lớp. Dù nhiều tuổi nhưng bà mong biết con chữ để có việc cần lên xã làm giấy tờ được dễ dàng. Bà còn vận động hai con gái đều đã lập gia đình là Hồ Thị Nhía, Hồ Thị Nhão cùng đi học.

    "Ngày xưa ở đây khó khăn lắm, không có điều kiện, người bằng tuổi mình không ai biết chữ hết, con mình cũng không được đi học. Giờ có lớp học, mình mong được học để biết chữ lắm, giờ mình và hai đứa con đã viết được tên rồi", bà vui vẻ nói.

    Chị Hồ Thị Múi (27 tuổi), cho hay: "Trước đây, mình cũng đã được học cái chữ rồi, nhưng lâu quá, quên mất. Giờ có mấy cô dạy, đều là người thôn mình cả, không ngại đi học nữa. Học để biết chữ, biết tờ báo đang viết cái gì, thích lắm".

    Bà Hồ Thị Hường, Chủ tịch Hội phụ nữ xã Phước Mỹ đồng thời là cô giáo dạy lớp một cho biết, lớp học xuất phát từ lòng mong mỏi tìm kiếm con chữ của chị em. Được sự giúp đỡ của tổ chức Tầm nhìn Thế giới, Hội phụ nữ xã Phước Mỹ mở lớp học cho các phụ nữ tại thôn Xà Ê.

    Lớp học của những phụ nữ lên chức bà

    Chủ tịch Hội phụ nữ xã Phước Mỹ, bà Hồ Thị Hường hướng dẫn học sinh viết chữ. Ảnh: T.B

    Chương trình xóa mù chữ bắt đầu từ tháng 12/2013, có 21 phụ nữ từ 22 tới 50 tuổi tham gia. Lớp học bắt đầu từ 17h đến 19h vào các ngày thứ ba, thứ tư và thứ sáu hàng tuần. Đa số chị em đi học đều, chỉ khi nào bận việc chồng con, đau ốm mới xin nghỉ. "Nhiều chị em trước đây không hề biết chữ, nay đã thuộc được bảng chữ cái, viết được tên mình, nhiều người đã thực hiện được các phép toán cộng trừ nhân chia", bà Hường nói.

    Lớp học của những phụ nữ lên chức bà

    Bận đi làm rẫy, cô giáo Hồ Thị Lan vẫn tranh thủ dạy chữ cho các chị em trong thôn Xà Ê. Ảnh: T.B

    Học hết lớp 12, cô giáo Hồ Thị Lan phải nghỉ do điều kiện gia đình khó khăn. Bởi vậy, thấy chị em trong xã không biết chữ, chịu nhiều thiệt thòi, cô Lan tình nguyện dạy lớp ba. "Đi rẫy về mệt mỏi nhưng khi lên lớp thấy học sinh hăng say học tập mình rất vui", nữ giáo viên chia sẻ.

    Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch xã Phước Mỹ, đánh giá: lớp học không chỉ xóa mù chữ mà còn là nơi để các chị em trao đổi kinh nghiệm trong cuộc sống.

    N.H(theo VnExpress)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/lop-hoc-cua-nhung-phu-nu-len-chuc-ba-a27027.html
    “Thầy giáo” Sầm Đức Xương và những lớp học trong trại giam

    “Thầy giáo” Sầm Đức Xương và những lớp học trong trại giam

    (ĐSPL) - Rời khỏi mảnh đất Hà Giang nhiều duyên nợ, chúng tôi lại tiếp tục cuộc hành trình không mệt mỏi. Điểm đến lần này là Trại giam Quyết Tiến (Tổng cục VIII, bộ Công an), nơi Sầm Đức Xương đang thụ án. Cũng như chúng tôi, chắc rất nhiều người quan tâm sẽ tự hỏi, giờ đây, trong trại giam, Sầm Đức Xương đang như thế nào?

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    “Thầy giáo” Sầm Đức Xương và những lớp học trong trại giam

    “Thầy giáo” Sầm Đức Xương và những lớp học trong trại giam

    (ĐSPL) - Rời khỏi mảnh đất Hà Giang nhiều duyên nợ, chúng tôi lại tiếp tục cuộc hành trình không mệt mỏi. Điểm đến lần này là Trại giam Quyết Tiến (Tổng cục VIII, bộ Công an), nơi Sầm Đức Xương đang thụ án. Cũng như chúng tôi, chắc rất nhiều người quan tâm sẽ tự hỏi, giờ đây, trong trại giam, Sầm Đức Xương đang như thế nào?

    Chuyện của những người

    Chuyện của những người "gieo chữ" ở nơi "9 tầng mây"

    (ĐSPL) - Nằm chênh vênh trên đỉnh núi, điểm trường Tia Ma Mủ (xã Tà Tổng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu) được ví như đứng giữa các tầng mây. Vẫn khó khăn khổ ải nhưng tình yêu mà các thầy cô giáo cắm bản dành cho đám học sinh ở miền đất này chưa bao giờ vơi.