+Aa-
    Zalo

    Lưỡi sắc lắm, hãy nói sau khi nghĩ!

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nếu lưỡi được làm bằng thuỷ tinh, hẳn sẽ nhiều người cẩn thận hơn với lời nói của mình!

    Nếu lưỡi được làm bằng thuỷ tinh, hẳn sẽ nhiều người cẩn thận hơn với lời nói của mình!

    Là lời nói có sức tàn phá nhau như thế nhưng nhiều người coi nhẹ nó- Ảnh: minh họa.

    Tôi cũng biết, và cả tôi nữa, luôn dễ bị tổn thương bởi lời nói hơn tất thảy! Dù đã nhắc mình rằng họ vô tình nói thôi, hay họ giận mà nói thế thôi, hoặc đó chỉ là lời vô thưởng vô phạt. Vậy mà kỳ lạ thay ta vẫn đau. Mới hay rằng lời nói dễ làm tổn thương nhau đến thế!Tôi biết nhiều người khi giận lên là nói cho bằng sạch, nói cho sướng miệng bất cần đối phương cảm thấy thế nào. Hẳn là họ nghĩ: Lời nói gió bay hay nói là việc của miệng chứ không phải là việc của cái đầu!

    Bạn bè càng thân thiết bao nhiêu càng dễ làm nhau thương tổn sâu sắc hơn!

    Người càng được yêu thương nhiều thì lời nói càng trở nên ý nghĩa với mình! Và vì thế, lòng thương tổn càng mạnh mẽ hơn, sâu hoắm hơn, dai dẳng hơn, xót đau hơn!

    Là lời nói có sức tàn phá nhau như thế nhưng nhiều người coi nhẹ nó.

    Như một lời xúc phạm khi đang điên lên tức giận!

    Như một lời vô tâm nói ra khi đầu óc đang mải nghĩ đến việc khác!

    Như một lời hứa lúc vui miệng!

    Như một lời hẹn chung chung!

    Như một lời yêu nói cho vui!

    Như một câu trách cứ mà không nhìn nhận nỗ lực của đối phương!

    Như phán mà quên xét!

    Hoặc có đôi lúc là buôn chuyện tưởng như chẳng hại ai.

    Hay đùa không đúng việc, sai thời điểm!

    Khẩu nghiệp là một nghiệp chướng. Nếu bạn biết rằng những lời cay nghiệt ta nói ra không thể giúp cuộc sống của chính chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, không khiến chúng ta cảm thấy ổn hơn thì bạn có nói ra những lời cay nghiệt không? Nếu bạn biết bực mình, xét cho cùng chỉ là tự làm mình bực, bạn có còn giữ sự bực mình trong lòng bạn không?

    Cổ nhân cũng có dạy: “Bệnh tùng khẩu nhập, hoạ tùng khẩu xuất”, nghĩa là: Bệnh từ cái miệng do ăn uống mà đem vào, họa cũng từ cái miệng do nói chuyện thị phi mà tạo ra. Phật dạy trong 10 cái nghiệp của con người thì trong đó cái miệng đã chiếm 4: 1/ Chuyện không nói có, chuyện có nói không - 2/ Nói lời hung ác- 3/ Nói lưỡi đôi chiều - 4/ Nói lời thêu dệt.

    Nếu ai trước khi nói hay viết mà chịu suy nghĩ một chút, hẳn nhiều chuyện đớn đau chẳng xảy ra!

    Giá mà mọi người hiểu...

    Hoàng Anh Tú

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/luoi-sac-lam-hay-noi-sau-khi-nghi-a278006.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan