+Aa-
    Zalo

    Lý giải hiện tượng vệt sáng bí ẩn xuất hiện trên bầu trời TP. Hồ Chí Minh

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Vệt sáng màu cam, vàng xuất hiện trên bầu trời Sài Gòn khiến nhiều người ngạc nhiên là loại mây trung tính có tên gọi mây AC.

    Vệt sáng màu cam, vàng xuất hiện trên bầu trời Sài Gòn khiến nhiều người ngạc nhiên là loại mây trung tính có tên gọi mây AC.

    Theo tin tức báo Dân Việt, vào khoảng 18h15 ngày 10/4, nhiều người lưu thông trên khu vực đường Trường Chinh, Phan Văn hớn (quận 12, TP HCM) phát hiện một vệt sáng màu cam, vàng di chuyển trên bầu trời.

    Vệt sáng kỳ lạ trên bầu trời Sài Gòn. Ảnh: Báo Dân Việt

    Thấy hiện tượng lạ, nhiều người dừng xe lại để chụp ảnh, quay clip. Vệt sáng kỳ lạ này xuất hiện khoảng 5 phút thì biến mất.

    Nguồn tin trên cũng cho hay, vào chiều ngày 9/4, trên bầu trời TP HCM, Bà Rịa- Vũng Tàu cũng xuất hiện vệt sáng màu cam, vàng xen kẽ sắc xanh của mây trời tạo thành hình cánh quạt.

    Trao đổi với PV báo Vietnamnet, ông Lê Đình Quyết, Phó phòng dự báo khí tượng Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết, vệt sáng hình cánh quạt là loại mây trúng tích có tên gọi mây AC (Altocumulus), có độ cao trung bình từ 2,5-6km.

    Theo ông Quyết, mặc dù hình dạng mây có cấu trúc hơi "đặc biệt", nhưng không phải là dấu hiệu hiện tượng thời tiết nguy hiểm mà thường phản ánh thời tiết tốt, không mưa, thỉnh thoảng xuất hiện tán mặt trời hay tán mặt trăng.

    Tổng hợp

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ly-giai-hien-tuong-vet-sang-bi-an-xuat-hien-tren-bau-troi-tp-ho-chi-minh-a186882.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan