+Aa-
    Zalo

    Mách bạn mẹo uống rượu bia an toàn, tránh say ngày Tết

    (ĐS&PL) - Uống cốc bia, chén rượu cùng bạn bè, đồng nghiệp hay người thân là chuyện không thể tránh mỗi dịp Tết đến xuân về. Nhưng mỗi người nên uống thế nào để trọn niềm vui, mà vẫn đảm bảo sức khoẻ, tránh nguy cơ bị quá chén, ngộ độc rượu ngày Tết.

    Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc phòng ngừa tình trạng say rượu, bia vẫn tốt hơn nhiều hơn với việc giải quyết những rắc rối về sức khỏe sau khi đã “uống quá chén”.

    1. Ăn trước khi uống rượu, bia

    Trước khi uống rượu bia, tốt nhất mọi người nên ăn một ít thức ăn lót dạ. Bởi khi bụng đói, ethanol có trong rượu sẽ dễ hấp thụ vào cơ thể hơn bình thường. Nguy hiểm hơn, khi vào dạ dày, chất này sẽ nhanh chóng thấm vào máu, ảnh hưởng tới hệ thần kinh, gây cảm giác dễ say, thậm chí là nguy cơ của các bệnh về dạ dày, loét dạ dày. Để hạn chế những ảnh hưởng của chất cồn, một trong những điều cần làm nhất trước khi tham gia vào các bữa tiệc đó là ăn những loại thực phẩm được liệt kê dưới đây:

    Ăn hoa quả

    mach ban meo uong ruou bia an toan tranh say ngay tet
    Ăn hoa quả sau khi uống rượu bia giúp nhanh tỉnh táo hơn. 

    Kinh nghiệm dân gian truyền lại rằng, khi say rượu hoặc quá chén, người dùng nên uống một cốc trà atiso vì loại thảo dược này có chức năng giải rượu khá tốt.

    Ngoài ra, sau khi uống rượu, người dùng cũng nên dùng một chút hoa quả tươi. Bởi hoa quả sẽ đẩy nhanh quá trình đào thải ethanol ra ngoài cơ thể, giảm đau đầu, chóng mặt và giúp sớm tỉnh táo.

    Ăn thực phẩm giàu chất béo

    Việc tiêu thụ những thực phẩm chứa nhiều chất béo như phô mai hay bơ được đánh giá là cách an toàn. Vì chúng có thể hoạt động như một lớp bông thấm bên trong bao tử giúp hút hết chất cồn mà bạn sẽ nạp vào cơ thể khi dự tiệc. Lượng chất béo từ những thực phẩm này sẽ bao bọc xung quanh thành bao tử, giúp cơ quan tiêu hóa hấp thu chất cồn chậm lại. Nhờ vậy, bạn sẽ không bị say dù uống nhiều rượu, bia.

    Uống sữa

    Uống một ly sữa nóng trước khi bắt đầu tiêu thụ những loại đồ uống khác sẽ làm chậm quá trình hấp thu chất cồn của cơ thể. Điều này giúp cho hệ tiêu hóa "đối phó" với chất cồn hiệu quả hơn. Acetaldehyde là một chất độc có trong thành phần của cồn khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra các cơn say.

    Ăn bánh mì nướng

    Nhâm nhi một vài miếng bánh mì nướng trước khi uống các thứ có chất cồn sẽ giúp bạn ngăn chặn cơn say. Lượng carbon trong bánh mì có tác dụng như một bộ lọc trong cơ thể giúp hấp thu hết chất cồn.

    2. Trong khi uống rượu, bia

    Uống thêm nước lọc

    Một trong những mẹo hay để chống say đó chính là uống thêm nước lọc trong suốt quá trình uống rượu/ bia. Điều này giúp làm loãng nồng độ cồn, và hỗ trợ đào thải ra ngoài nhanh hơn, giúp bạn lâu say. Đặc biệt, nếu có thể uống nước lọc ấm, hoặc nước chanh thì càng tốt.

    Uống chậm

    Hãy nhâm nhi và thưởng thức thật chậm các loại đồ uống có chứa chất cồn. Điều này giúp kéo dãn khoảng thời gian xâm nhập của chất cồn vào bên trong cơ thể. Nhờ đó, cơn say sẽ khó làm bạn gục ngã.

    Vừa ăn vừa uống

    Nếu bạn uống rượu, bia cùng với ăn thì chắc chắn sẽ lâu say hơn so với uống suông. Hãy uống chậm rãi và dành thời gian thưởng thức đồ ăn để gan, thận kịp chuyển hóa và đào thải cồn một cách tốt nhất. Một số thực phẩm cực kỳ tốt giúp giảm hấp thu cồn và chống say như: đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, bánh mì, khoai tây chiên, đậu phộng,...

    3. Cách giải rượu, bia nhanh hiệu quả cho người say ở mức độ nhẹ

    Nước ép hoa quả tươi cung cấp thêm nước và carbohydrate, những chất vô cùng cần thiết cho quá trình giải rượu. Một trong những biện pháp giải rượu bia tại nhà dễ dàng nhất chính là uống nhiều nước. Uống nước giúp phục hồi lượng chất lỏng cần thiết và có thể giúp máu và hệ tuần hoàn vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy đến các mô, đồng thời loại bỏ chất thải và các chất độc hại sau khi tiêu thụ rượu quá mức.

    Các loại trà thảo mộc như trà gừng giúp cho cơ thể tỉnh táo hơn. Ninh đậu đen cho mềm rồi uống, mỗi lần một chén cũng có tác dụng giải rượu.

    Nước dừa chứa nhiều chất điện giải và nhiều dưỡng chất khác như natri, kali; vì vậy uống nước dừa giúp bổ sung nước và vượt qua cơn say dễ hơn. Thậm chí, có nghiên cứu chỉ ra rằng nước dừa có tác dụng bù nước hiệu quả như đồ uống thể thao truyền thống.

    Nước lọc, sữa, nước cơm, nước cháo loãng, mật ong,… vừa có tác dụng bổ sung nước, các chất điện giải, giúp giảm các triệu chứng do say rượu gây ra và đồng thời phòng hạ đường huyết hiệu quả.

    Để giải rượu, có thể cho người say ăn cháo trắng, loãng và cho ăn khi còn nóng để ra mồ hôi, giảm nồng độ cồn trong máu. Trứng luộc hoặc cháo trứng rất tốt cho người chưa tỉnh rượu. Phở gà giúp bổ sung nước và muối bị mất do rượu, đồng thời cung cấp acid amin tự nhiên - cysteine ​​giúp gan giải độc rượu.

    Các loại hoa quả như chuối giàu kali, các loại trái cây mọng nước như: cam, chanh, bưởi, dưa hấu… cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin và khoáng chất thiết yếu, giúp người say rượu phục hồi đường ruột và làm dịu dạ dày. Những loại trái cây này còn chứa nhiều chất xơ, rất tốt cho quá trình tiêu hóa. Ăn sữa chua cũng có thể giúp cơ thể tiêu hóa rượu nhanh hơn, hạn chế chất độc trong rượu xâm nhập vào máu.

    Những sai lầm khi giải rượu

    Có rất nhiều điều mà mọi người thường lầm tưởng khi chăm sóc cho người say rượu, làm cho sức khỏe họ bị giảm sút, thậm chí nguy hiểm tính mạng.

    Một trong những sai lầm uống rượu phổ biến nhất mà nhiều người mắc phải là cho người say uống nước chanh hoặc đồ uống chua. Tuy nhiên, nếu trong cơ thể người say vẫn còn nhiều rượu dễ làm tổn thương dạ dày và buồn nôn do bị dư axit.

    Việc gây nôn cho người say nếu không được chú ý dễ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Trường hợp sau khi uống rượu vẫn tỉnh táo, có thể nói chuyện bình thường thì có thể gây nôn.

    Với người rơi vào trạng thái hôn mê, nếu gây nôn thì cực kỳ nguy hiểm. Làm vậy khiến người say dễ bị sặc, chất nôn nhiều sẽ tràn vào phổi gây viêm phổi. Bên cạnh đó, ngay sau khi uống rượu cần hạn chế ra ngoài, đặc biệt khi thời tiết lạnh dễ làm giãn mạch máu và hạ thân nhiệt đột ngột.

    Không nên cố tìm đến những loại thuốc có tác dụng bổ gan để giải rượu. Thuốc giải rượu chỉ có thể bù đắp phần nào một số vitamin, muối, đường… chứ không thể làm thay đổi hoàn toàn các triệu chứng như hôn mê, ức chế, suy nhược thần kinh do ngộ độc rượu.

    Khi có các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt,… trong nhiều giờ sau khi uống cần đến bệnh viện kiểm tra ngay.

    Việc sử dụng thuốc giảm đau sau say rượu cũng gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Theo chuyên gia này, triệu chứng phổ biến nhất khi say rượu là đau đầu. Nhiều người có thói quen bổ sung thêm vitamin B1, B6, axit folic… và các loại thuốc đau đầu khác trong khi đang say.

    Thế nhưng, paracetamol, aspirin và một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt uống cùng với rượu có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, gây xuất huyết tiêu hóa và tổn thương gan nghiêm trọng.

    Thục Hiền (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/mach-ban-meo-uong-ruou-bia-an-toan-tranh-say-ngay-tet-a610293.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan