+Aa-
    Zalo

    Mạo danh lãnh đạo: Lợi dụng tâm lý chạy chọt để diễn kịch lừa đảo

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL - Muốn hết được những kẻ mạo danh, lừa đảo, "cò mồi, chạy chọt" thì chúng ta phải trở về với trung thực, với minh bạch, với công khai dân chủ.

    (ĐSPL - Muốn hết được những kẻ mạo danh, lừa đảo, "cò mồi, chạy chọt" thì chúng ta phải trở về với trung thực, với minh bạch, với công khai dân chủ.

    Đại tá Nguyễn Viết Hoà, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội - PC45 (Công an tỉnh Nghệ An) đánh giá về tình trạng nhiều kẻ mạo danh lừa đảo thời gian qua:

    "Thực tế là chúng ta nói nhiều tới vấn đề lợi ích nhóm và các văn bản ban hành (đối với từng ngành, từng lĩnh vực) cũng thay đổi thường xuyên. Nếu muốn có "cửa" thì phải thay đổi bằng văn bản, bằng chế tài. Những người mạo danh đi lừa "chạy" dự án cũng vậy, họ lợi dụng vào điểm này để lừa đảo. Chúng ta tổ chức đấu thầu hiện nay là đấu thầu công khai, nhưng lại có tình trạng "quân xanh, quân đỏ" chứ làm gì có người ngoài có thể lọt vào được.

    Nói tóm lại, những điều này là do cơ chế của chúng ta thiếu nghiêm túc, mà không nghiêm túc mới dẫn tới những chuyện này. Muốn hết được những kẻ mạo danh, lừa đảo, "cò mồi, chạy chọt" thì chúng ta phải trở về với trung thực, với minh bạch, với công khai dân chủ. Nếu tất cả các dự án đều được xét duyệt công khai, nghiêm túc, nếu tất cả những việc tuyển dụng đều công khai, không có việc gì có thể "chạy" được thì chẳng người dân nào sẽ bị mắc lừa".

    Lợi dụng tâm lý chạy chọt để diễn kịch lừa đảo
    Đại tá Nguyễn Viết Hoà.

    Trong khi đó, nhiều ý kiến hiện nay cho rằng, việc nhiều kẻ lừa đảo mạo danh cán bộ Nhà nước hiện nay là do cơ chế quản lý lỏng lẻo nên quy trình, thủ tục hành chính bị lợi dụng. Tuy nhiên, Đại tá Hòa lại cho rằng: "Việc các đối tượng làm giả giấy tờ tuyển dụng, thẻ ngành... để đi lừa đảo không hẳn là chuyện quản lý hồ sơ của chúng ta lỏng lẻo, bởi ngành nào thì cũng có các quy định của họ. Chúng ta phải phân biệt đâu là cái mật và đâu là không mật.

    Video tham khảo: 

    Mạo danh đại tá quân đội đi lừa đảo
    Hiện nay, nhiều giấy tờ thủ tục của các ngành hầu như là công khai để người dân biết. Vì thế, tuỳ vào từng ngành mà có những biểu mẫu khác nhau. Bởi vậy sẽ chẳng có gì liên quan tới vấn đề bảo mật bị lộ, dẫn tới việc bị kẻ gian lợi dụng cả. Tất nhiên, văn bản bị các đối tượng làm giả đó phần nhiều là không giống hẳn với những giấy tờ của cơ quan Nhà nước. Ấy vậy nhưng người dân vẫn bị lừa vì một phần nguyên nhân là do họ chưa nhìn thấy những biểu mẫu đó bao giờ, nên cũng không có điều kiện để đối chứng xem đúng sai như thế nào."

    Hệ lụy từ thực trạng cán bộ công quyền không... công tâm

    Luật sư Trần Hồng Phúc, Phó Giám đốc công ty luật Nguyễn Chiến (đoàn Luật sư TP. Hà Nội) trao đổi với PV: "Thực tế là các vụ mạo danh cán bộ Nhà nước để lừa đảo chủ yếu xảy ra ở các địa phương vùng sâu, vùng xa, miền núi - những nơi không thường xuyên tiếp cận với các quy định của pháp luật về vấn đề đang phát sinh - nên người dân, doanh nghiệp dễ bị lừa. Tuy vậy, trên thực tế vẫn có người bị lừa đảo, bị lạm dụng tín nhiệm ở những thành phố lớn. Thế nên, sự việc xảy ra một phần xuất phát từ trình độ nhận thức hạn chế của người bị hại".

    Lợi dụng tâm lý chạy chọt để diễn kịch lừa đảo

    Luật sư Trần Hồng Phúc.

    Luật sư Phúc cho biết, trong xã hội ta vẫn còn tồn tại đâu đó cơ chế xin - cho. Chẳng hạn người ta có thể xin và cho rất nhiều thứ như: Ngân sách, bằng cấp, dự án, tín dụng, đất đai, đề tài nghiên cứu, các nguồn tài nguyên... Người đi xin có quan hệ, thậm chí phải mất tiền "bôi trơn", người cho phải có quyền quyết định. Những vụ việc tiêu cực mà báo chí đề cập liên quan chủ yếu xuất phát từ đầu tư ngân sách cho nên chúng ta cần có biện pháp về phân cấp, phân quyền trong việc cấp ngân sách, lấy ý kiến tập thể trong bộ phận những người có trách nhiệm về việc cấp ngân sách trước khi quyết định. Đồng thời, cần xác định một cách hợp lý tỉ lệ GDP được tập trung cho ngân sách mới giúp giảm thiểu tiêu cực.

    Luật sư Phúc chia sẻ: "Một số nhỏ những người trong bộ máy thực thi công vụ hiện nay có quyền quyết định nhưng chưa thực sự công tâm và có đạo đức. ở đây có thể chưa có sự công bằng, khách quan, thực hiện đúng quy định của pháp luật. Nếu ai đó có quan hệ với cán bộ công quyền, họ có thể không phải đi qua thủ tục một cửa và có thể được giải ngân nhanh hơn. Chính vì tâm lý như vậy mà nhiều người vẫn quyết định "may rủi" khi biết có người có thể giúp mình và sẵn sàng đánh đổi, mặc dù có thể, họ đã có những nghi ngờ nhất định".

    Nạn nhân mắc bẫy cũng vì hám lợi

    Về về tình trạng nhiều kẻ mạo danh lừa đảo thời gian qua, Đại tá Nguyễn Đình Trung, Phó Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình nêu quan điểm: Nhiều người vẫn nghĩ rằng, muốn đấu thầu được dự án thì phải có mối quan hệ thân thiết với lãnh đạo, vì thế khi thấy có người nói là con cháu lãnh đạo thì "vấp" vào ngay.

    Những nạn nhân bị lừa nhiều tiền chủ yếu là trong lĩnh vực chạy dự án, còn chuyện đưa tiền cho các đối tượng xin việc thì thông thường không quá lớn. Cần nói thêm, nếu anh chẳng sợ ai thì các đối tượng làm sao lừa được, xuất phát từ tâm lý người dân cứ nghe thấy "danh quan chức" là sợ nên ngày càng có nhiều đối tượng lợi dụng vào việc này để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Thứ ba, chính bản thân "nạn nhân" cũng "hám lời", "máu ăn chia", cứ nghĩ là có cơ hội để "bôi trơn" lãnh đạo thì sẽ kiếm được nhiều tiền từ dự án. Ngoài ra, trên thực tế đâu đó vẫn có những trường hợp "đi đêm" khi tiến hành đấu thầu các dự án, ăn chia phần trăm nên các đối tượng mới nghĩ ra trò đứng ra nhận là con cháu lãnh đạo, làm đầu mối kết nối để giúp "nạn nhân" trúng thầu. Vì quá tin tưởng nên nhiều người đã "trúng bẫy" của tội phạm.

    Khi thấy đối tượng mạo danh là lãnh đạo hoặc con cháu các "sếp" thì thường người ta cũng có tâm lý nể nang. Có một hiện tượng là những kẻ mạo danh đi lừa thường tỏ ra rất am hiểu chuyện cá nhân của lãnh đạo, thậm chí chúng lợi dụng các hội nghị, sự kiện tập thể để xin chụp ảnh lưu niệm cùng với một số quan chức, rồi sau đó rửa ảnh, đến đâu cũng giơ tấm ảnh đó lên và nhận mình là con ông nọ, cháu ông kia hoặc có mối quan hệ thân thiết với ông A, bà B.

    Đặc biệt, nếu đối tượng "diễn" quá đạt thì nhiều người cứ thế tin là thật mà không cần kiểm chứng gì thêm. Thậm chí họ còn rất tự tin rằng, làm ăn với con sếp là "chắc ăn" quá rồi nên có bao nhiêu tiền đều "đặt" hết cả vào... kẻ lừa đảo.

    Trước đây, Công an Thái Bình cũng từng bắt một kẻ mạo danh Trung tướng Quân đội để lừa tiền của rất nhiều doanh nghiệp muốn "chạy" dự án. Khi đối tượng này đến các địa phương để "đóng vai" Trung tướng thì anh ta thường mời một vị cán bộ đang công tác ở Trung ương đi cùng để dễ tạo vỏ bọc cho mình. Trong khi đó, vị cán bộ Trung ương kia không hề biết chuyện gã bạn lợi dụng uy tín của mình để đi lừa đảo. 

    Link bài gốc Lấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/mao-danh-lanh-dao-loi-dung-tam-ly-chay-chot-de-dien-kich-lua-dao-a71777.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Giả danh Văn phòng Chính phủ để lừa đảo

    Giả danh Văn phòng Chính phủ để lừa đảo

    Ngày 4/10, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Thái Bình đã bắt giữ một đối tượng vì tội làm giả các thông báo, quyết định tuyển dụng công tác của cả… Văn phòng Chính phủ để lừa đảo hàng trăm triệu đồng của người dân.