+Aa-
    Zalo

    Máy dập thép rơi trúng đầu, một công nhân tử vong

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Đang ngủ trưa, anh T. bị máy dập thép nặng hàng tấn bất ngờ rơi trúng đầu, tử vong tại chỗ.

    Đang ngủ trưa, anh T. bị máy dập thép nặng hàng tấn bất ngờ rơi trúng đầu, tử vong tại chỗ.

    Theo báo Người Đưa Tin, trưa ngày 3/5, một nam công nhân đang ngủ trưa cùng một số người khác tại cơ sở sản xuất inox G.K. (đường Kha Vạn Cân, phường An Bình, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) thì bị máy dập thép nặng hàng tấn bất ngờ rơi trúng đầu. Tai nạn khiến người công nhân tử vong tại chỗ.

    Nạn nhân là anh Trần Công T. (SN 1993, quê tỉnh Thừa Thiên – Huế).

    Công an đang khám nghiệm hiện trường vụ việc (Ảnh: báo Người Đưa Tin).

    Báo Dân Việt thông tin thêm, ngay sau vụ việc xảy ra, nhiều người được huy động nâng máy dập thép, đưa anh T. ra ngoài chuyển đi cấp cứu. Tuy nhiên, do bị thương qua nặng nên nạn nhân đã tử vong.

    Nhận tin báo, công an thị xã Dĩ An có mặt khám nghiệm hiện trường, điều tra làm rõ nguyên nhân.

    Đến chiều tối cùng ngày, hiện trường được khám nghiệm xong.

    Được biết anh T. vừa ở quê Thừa Thiên Huế, vào cơ sở trên làm việc sau khi kết thúc kỳ nghỉ lễ.

    Điều 43. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động (Bộ luật Bảo hiểm xã hội năm 2014)

    Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

    1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

    b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

    c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

    2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.

    Điều 144. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Bộ luật Lao Động năm 2012)

    1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

    2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

    3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.

    Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ có tính tham khảo.

    (Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/may-dap-thep-roi-trung-dau-mot-cong-nhan-tu-vong-a189032.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan