+Aa-
    Zalo

    MH17: Hộp đen không thể trả lời tất cả các câu hỏi

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Chuyên gia Jens Friedemann của Cơ quan liên bang điều tra tai nạn máy bay của Đức khẳng định hộp đen không thể trả lời tất cả các câu hỏi về MH17.

    (ĐSPL) - Chuyên gia  Jens Friedemann của Cơ quan liên bang điều tra tai nạn máy bay của Đức khẳng định hộp đen không thể trả lời tất cả các câu hỏi về MH17.
    MH17: Hộp đen không thể trả lời tất cả các câu hỏi

    Một trong những mảnh xác chiếc Boeing 777 của Malaysia Airlines trên hiện trường.

    Cùng với các chuyên gia đến từ các nước khác, chuyên gia Đức sẽ tham gia  quá trình làm sáng tỏ  vụ máy bay Boeing 777 của Malaysia rơi ở miền đông Ukraina. Họ sẽ cố gắng làm sáng tỏ những nguyên nhân dẫn đến thảm kịch này.
    Phóng viên Deutsche Welle đã trao đổi với chuyên gia Đức về tai nạn hàng không Jens Friedemann về vấn đề này.  Jens Friedemann là một chuyên gia hàng không của Cơ quan điều tra tai nạn máy bay Liên bang Đức và có hàng thập kỷ kinh nghiệm nghề nghiệp.
    Deutsche Welle: Thưa ông Friedemann, người ta sẽ điều tra những gì khi một chiếc máy bay rơi?
    Jens Friedemann: Khi điều tra các mảnh vỡ máy bay trên hiện trường vụ tai nạn,  người ta phả bạn phải tìm hiểu máy bay rơi như thế nào, còn nguyên hay bị tan ra từng mảnh? Máy bay bị xoay ngang hay rơi theo chiều dọc tuyến bay? Cần tìm hiểu xem các động cơ phản lực có hoạt động trong khi bị tai nạn và những thông tin tương tự. Xem xét vị trí các mảnh vỡ, người ta có thể suy ra máy bay bị vỡ ở độ cao nào. Và các chuyên gia điều tra còn tham khảo ý kiến của  các nhân chứng mắt trên mặt đất.
    Ngoài ra, người ta có thể lấy dữ liệu được ghi lại bằng hệ thống radar: độ cao, đường bay và tốc độ. Những cuộc hội thoại của nhân viên kiểm soát không lưu cũng được kiểm tra.
    Máy bay còn mang theo phương tiện ghi dữ liệu khác nhau: máy ghi dữ liệu chuyến bay (flight recorder ) ghi lại các thông số kỹ thuật; tốc độ quay của cánh quạt động cơ, lưu lượng nhiên liệu, tốc độ của máy bay  - hàng trăm các thông số được ghi nhận. Máy ghi âm buồng lái (cockpit voice recorder  ghi lại tiếng nói và âm thanh trong buồng lái. Và còn nhiều thiết bị ghi dữ liệu nữa, nhưng đáng tiếc là chúng có thể bị phá hủy trong vụ tai nạn.
    Deutsche Welle: Liệu các nhân viên cứu hộ có gặp nhiều khó khăn khi tìm kiếm các “hộp đen” của máy bay?
    Jens Friedemann: Chúng có màu sắc đặc biệt dễ bị phát hiện. Nếu  biết rõ chúng được lắp đặt ở đâu trên máy bay, người ta dễ dàng tìm thấy chúng. Chúng được bắt chặt vào máy bay, không thể  rơi ra ngoài.
    Deutsche Welle: Việc ghi lại dữ liệu của chuyến bay có ý nghĩa quan trọng như thế nào trong việc xác định nguyên nhân gây  ra tai nạn?
    Jens Friedemann: Đừng nghĩ rằng chỉ có thể dựa vào máy ghi dữ liệu và ghi âm là có thể trả lời  tất cả các câu hỏi.  Các hộp đen lưu giữ nhiều thông tin quan trọng,  nhưng không phải là tất cả. Tóm lại, người ta có ba lĩnh vực điều tra.
    Một là  tất cả mọi thứ liên quan đến những người trên máy bay, trước hết là  các phi công. Các phi công có kinh nghiệm như thế nào? Họ đã tham gia các khóa đào tạo đặc biệt nào? Họ đã có bao nhiêu giờ bay?
    Thứ hai  liên quan đến công nghệ. Điều tra viên phải quan sát kỹ các vết nứt đáng ngờ và hư hại trên  xác máy bay. Người ta cũng phải kiểm tra quá trình  bảo trì hệ thống nhất định.
    Thứ ba là  những yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như thời tiết, an toàn bay và những đặc thù liên quan đến vùng  bay. Ngoài ra, còn phải tính đến  tất cả những yếu tố nói trên tương tác với nhau.
    Deutsche Welle: Khi kiểm tra dữ liệu vệ tinh, liệu người ta có  thể xác định được các tên lửa phóng lên?
    Jens Friedemann: Điều này phụ thuộc vào vệ tinh có sẵn và tất nhiên còn vào việc liệu người ta có được cung cấp tất cả thông tin hay không. Một số vệ tinh có khả năng ghi lại những thứ gì đó, còn các vệ tinh khác thì không. Nói chung, tất cả mọi thứ đều có thể được xác định. Nhưng trong trường hợp này, tôi không có câu trả lời cụ thể.
    Deutsche Welle: Khi nào thì  Cơ quan liên bang về tai nạn máy bay (Đức) có thể nhập cuộc?
    Jens Friedemann:  Hiệp định Chicago quy định những gì phải làm gì đối với việc điều tra tai nạn máy bay và đối với hư hại nặng của máy bay thương mại. Đại đa số các nước trên thế giới đã ký kết hiệp định này. Hiệp định ghi rõ ai là người có quyền khởi động một cuộc điều tra, ai được phép điều tra và những ai  tham gia vào cuộc điều tra. Các nước sản xuất máy bay có quyền tham gia cũng như các tiểu bang nơi hãng hàng không đặt trụ sở. Những quốc gia có công dân là  nạn nhân cũng có những quyền nhất định.
    Nói chung, khi xảy ra một vụ tai nạn máy bay, người ta tiến hành nhiều cuộc điều tra.  Trong trường hợp của Đức, xác định nạn nhân của chuyến bay MH17 có thể được thực hiện với sự giúp đỡ của các chuyên gia của Cơ quan Cảnh sát hình sự liên bang (BKA). Một số phần của cuộc điều tra liên quan đến cơ quan công  tố liên bang. Các cơ quan cảnh sát quốc tế cũng nhập cuộc, cố gắng xác định những người có thể bị truy nã. Và độc lập với tất cả điều này, có một cuộc điều tra về nguyên nhân của vụ tai nạn. Theo hiệp định Chicago, các tổ chức quốc tế phải được tham gia, trong đó có Cơ quan liên bang điều tra tai nạn máy bay (BFU) của Đức.
     
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/mh17-hop-den-khong-the-tra-loi-tat-ca-cac-cau-hoi-a42274.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan