+Aa-
    Zalo

    Môn Lịch sử thi trắc nghiệm: Còn nhiều tranh luận trái chiều

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Các ý kiến tranh luận về đề án thi tốt nghiệp môn Lịch sử bằng hình thức trắc nghiệm khách quan hay tự luận vẫn chưa đi đến hồi kết.

    (ĐSPL) – Các ý kiến tranh luận về đề án thi tốt nghiệp môn Lịch sử bằng hình thức trắc nghiệm khách quan hay tự luận vẫn chưa đi đến hồi kết.

    Theo tin tức trên báo Dân trí, PGS. TS Hà Minh Hồng – Trưởng Bộ môn Lịch sử Việt Nam của trường ĐH Khoa học xã hội – nhân văn (ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) đã nêu quan điểm về những thay đổi theo dự thảo phương án thi năm 2017.

    PGS.TS Hà Minh Hồng cho rằng, môn Lịch sử thi bằng hình thức trắc nghiệm là hợp lý, việc thi cử cần phải thay đổi, đổi mới trong đó cần những cách thức phá vỡ cách thi truyền thống đã quá cũ kỹ, không còn thích hợp. Giáo dục Việt Nam phải thay đổi để có thể đồng bộ  giữa các môn học với nhau, không thể cứ kéo dài khoảng cách giữa các môn chính, môn phụ.

    Theo PGS Hà Minh Hồng, việc thi trắc nghiệm hay không trắc nghiệm thì sẽ có nhiều nhìn nhận khác nhau. Tuy nhiên, trong các cuộc thi như: Olympic Mác Lê-nin trong đó có một phần lịch sử hoặc các môn Triết học, Kinh tế chính trị… thì vẫn có hình thức thi trắc nghiệm.

    Việc dùng hình thức thi trắc nghiệm để đánh giá vẫn hết sức chính xác mà không có vấn đề gì. Thi trắc nghiệm cũng đưa ra 4 dữ kiện để thí sinh lựa chọn thì vẫn đảm bảo có chất lượng của một kỳ thi. Mỗi đợt thi thì mỗi đội tham gia phải trả lời gần 20 câu trắc nghiệm thuộc mỗi loại, như vậy mỗi đề thi như vậy phải gần 100 câu trắc nghiệm toàn những câu về Mác Lê-nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng trong đó có lịch sử văn hóa, lịch sử dân tộc.

    Dù cuộc thi đó không phải là kỳ thi quốc gia, thi tốt nghiệp hay để thi ĐH nhưng tôi thấy phương thức thi trắc nghiệm vẫn có hiệu quả. Đem hiệu quả này để đến một hiệu quả khác thì cần phải có một khoảng cách để xem xét nhưng tôi không thấy có gì khó khăn lắm trong thử trắc nghiệm sử. Nên đặt mức độ từng bước bằng cách năm nay đưa ra thử nghiệm.

    Môn Lịch sử thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan hay tự luận vẫn đang được tranh luận giữa các nhà giáo, các nhà khoa học. (Ảnh: Dân trí)

    Tuy nhiên, báo điện tử VTC News cũng dẫn lời Thạc sỹ Trần Trung Hiếu, giáo viên dạy chuyên Lịch sử trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) cho rằng, dự thảo phương án thi THPT quốc gia và xét tuyển vào đại học, cao đẳng năm 2017 (nói ngắn gọn là Dự thảo phương án thi 2017) là một Dự thảo chứa đựng nhiều sự bất ổn, được ra đời quá vội vàng và không hề có sự tham vấn.

    Theo ông Trần Trung Hiếu, tuy mới là dự thảo nhưng đề án thi 2017 đã thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội với nhiều quan điểm phản biện trái chiều ở nhiều mức độ khác nhau. Hệ lụy trước mắt của Dự thảo này đã tác động trực tiếp đến 3 đối tượng: học sinh hoang mang, phụ huynh lo lắng và giáo viên phổ thông chán nản, thất vọng.

    Ông Hiếu chia sẻ, Bộ GD-ĐT đã và đang thực hiện đổi mới dạy học theo hướng đánh giá năng lực và phát triển năng lực, tư duy của học sinh nhưng việc thực hiện cấu trúc môn thi, bài thi, đề thi, hình thức thi trắc nghiệm trong Dự thảo trên đang đi ngược lại với “đánh giá năng lực” và “phát triển năng lực” mà Bộ đang hướng tới. Ông Trần Trung Hiếu cho rằng, ông và rất nhiều đồng nghiệp thất vọng khi chính môn Sử đã bị “xé nát”  bởi cấu trúc môn thi bởi các bài thi và hình thức thi trắc nghiệm.

    Báo Tổ Quốc cũng đưa tin, GS. Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử lại đưa ra quan điểm, thi môn lịch sử theo hình thức trắc nghiệm hay tự luận không quan trọng lắm mà nội dung bài thi mới quan trọng.

    Ông Vũ Minh Giang nhấn mạnh, đề thi kiểm tra kiến thức hiện đã lạc hậu, thay vào đó là đánh giá năng lực tư duy, phân tích, tổng hợp của người học. Với phương án thi này, những môn như Sử, Địa… học sinh sẽ không còn bị hỏi những kiến thức cụ thể mà chỉ sử dụng kiến thức phổ thông căn bản để trả lời câu hỏi được đặt ra, từ đó đo được năng lực của thí sinh. Với yêu cầu này, học sinh chỉ cần chú ý nghe giáo viên giảng bài trên lớp và hiểu được vấn đề thì sẽ làm được.

    Nhân Văn (tổng hợp)
    Nguồn: Người đưa tin

    Video đang được xem nhiều nhất:

    [mecloud]Tc1QehVG6w[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/mon-lich-su-thi-trac-nghiem-con-nhieu-tranh-luan-trai-chieu-a162988.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.