+Aa-
    Zalo

    Nga - Trung phát triển mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Mối quan hệ giữa Nga và Phương Tây ngày càng trở nên căng thẳng, do đó Moskva đã nhanh chóng quay sang phía Bắc Kinh để tìm kiếm những lợi ích mới.

    Mối quan hệ giữa Nga và Phương Tây ngày càng trở nên căng thẳng, do đó Moskva đã nhanh chóng quay sang phía Bắc Kinh để tìm kiếm những lợi ích mới.

    Hôm 27/2 của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) đánh giá rằng, Nga và Trung Quốc đang xây dựng mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới mà ở đó, nỗ lực duy trì sự cân bằng được xác định là ưu tiên hàng đầu.

    The TTXVN, các chuyên gia cho biết, bị tước đoạt nhiều lựa chọn, Nga tự thấy mình luôn ở vào thế yếu hơn trong mối quan hệ với Trung Quốc. Thực tế này cho thấy trong một thời gian dài, quan hệ giữa Nga và Trung Quốc lâm vào tình thế mất cân đối nghiêm trọng.

    Tuy nhiên, cả hai đều nhận ra rằng tình trạng mất cân đối có thể gây bất ổn mối quan hệ song phương, buộc họ phải thích nghi, thỏa hiệp và nhượng bộ nhiều hơn. Kể từ đó, họ đã nỗ lực dựa vào ý chí chính trị của lãnh đạo cấp cao để kiểm soát mối quan hệ song phương ở mức tương đối ổn định.

    Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau tại hội nghị G20 ở Hàng Châu ngày 4/9.

    Mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới được thể hiện ở chỗ: Trung Quốc và Nga theo đuổi cách tiếp cận thực dụng để giải quyết bất đồng trong hậu trường. Còn khi công khai trước dư luận, thì họ kiên quyết chỉ nhấn mạnh tới mặt tích cực, đồng thuận của mối quan hệ song phương đó.

    Nga sẽ chưa đi với Mỹ chống Trung Quốc, nhưng sự cải thiện quan hệ Nga-Mỹ sẽ tước đi động lực chủ yếu của quan hệ Nga-Trung. Các mối quan hệ giữa Mỹ với Nga và Trung Quốc dù dưới dạng thức nào cũng tạo cộng hưởng dữ dội đối với chính trị quốc tế và trật tự thế giới, báo Tổ Quốc đưa tin.

    Hãng RIA Novosti (Nga) dẫn lời ông Denisov: "Trước hết, chúng ta (Nga-Trung) không phải là đồng minh mà có nhiều nét giống quan hệ liên minh hơn, dù rằng mức độ quan hệ Nga-Trung thời điểm này là cao nhất trong lịch sử."

    "Đối với Nga và Trung Quốc mà nói, không điều gì có thể tạo ra ảnh hưởng mang tính căn bản lên quan hệ song phương được," ông nhận định

    Đề cập nhân tố Mỹ, Đại sứ Denisov đánh giá còn nhiều tranh cãi xoay quanh chính quyền của đảng Cộng hòa do Tổng thống Donald Trump đứng đầu, và còn nhiều chi tiết cần phải xác thực thêm.

    "Nhưng quan hệ Nga-Trung không hề trở thành một biến số (có thể thay đổi -ND), mà là một hằng số trong phương trình chính trị," ông nói.

    Trung Quốc và Nga có một số điểm tương đồng có thể chia sẻ trong cách nhìn nhận về trật tự thế giới, về chủ nghĩa đơn phương kiểu Mỹ, về nguy cơ Washington can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi nước.

    Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng mối quan hệ này cũng có những giới hạn của nó. Nga chưa từng có vai trò trung tâm trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Xét ở khía cạnh chiến lược và kinh tế, mối quan hệ với Mỹ vẫn mang lại lợi ích lâu dài cho Trung Quốc mà họ khó lòng làm ngơ.

    (Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nga---trung-phat-trien-mo-hinh-quan-he-nuoc-lon-kieu-moi-a182376.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan