+Aa-
    Zalo

    Người dân lao đao vì thương lái Trung Quốc chơi "nghiệt"

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Hứa hẹn thu mua nông sản cho người nông dân với giá cao, sau đó biến mất khi nông sản đến độ thu hoạch là chiêu chơi "nghiệt" của thương lái Trung Quốc.

    (ĐSPL) - Hứa hẹn thu mua nông sản cho người nông dân với giá cao, sau đó biến mất khi nông sản đến độ thu hoạch là chiêu chơi "nghiệt" của thương lái Trung Quốc suốt thời gian qua.

    Thương lái Trung Quốc mua cá sấu con 

    Thời gian trở lại đây, tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh giá cá sấu con loại từ 3-5kg tăng giá mạnh, lên đến gần 230.000 đồng/kg. Sở dĩ giá cá sấu tăng gần gấp đôi so với thời điểm trước đây xuất phát từ sức nóng của thị trường Trung Quốc.

    Người dân lao đao vì thương lái Trung Quốc chơi

    Thay vì thu mua cá sấu loại nặng từ 10kg trở lên như trước đây, thương lái Trung Quốc chỉ tận thu cá sấu con khiến người dân ồ ạt xuất bán để kiếm lời.

    Ông Nguyễn Văn Thành, Chủ nhiệm hợp tác xã cá sấu giống Nam Bộ (quận 12, TP.HCM) khi trả lời trên báo Tuổi trẻ bày tỏ lo ngại việc tận thu cá sấu con không rõ mục đích của thương lái Trung Quốc có thể dẫn đến sụt giảm số lượng và chất lượng của cá sấu giống trong thời gian tới.

    Dân "trượt vỏ chuối" vì thương lái Trung Quốc biến mất

    Cách đây nửa tháng, người dân tại huyện Tuy An, Phú Yên đã phải "dở khóc dở cười" khi thương lái Trung Quốc hẹn mua chuối với giá 12.000 đồng/kg nhưng sau đó biến mất.

    Được biết, một thương lái tên là Nguyễn Duy Mão (được giới thiệu là người Lạng Sơn, có gia đình bên Trung Quốc) hứa nhận mua mỗi ngày từ 40 đến 60 tấn chuối ở Phú Yên để chuyển cho gia đình bên Trung Quốc với giá 12.000 đồng/kg. 

    Tuy nhiên, sau khi người dân thu hoạch số chuối với số lượng lớn để bán thì ông Mão biến mất, khiến giá chuối rớt thê thảm chỉ còn 7.000 đồng/kg.

    Hiện vụ việc đang được Sở Công Thương kiêm Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên theo dõi. Ông Huỳnh Công Điềm, Phó Giám đốc của Sở Công Thương tỉnh Phú Yên cho biết: "Thực tế, rất khó quản lý việc mua bán của họ. Chi cục chỉ khuyến cáo người dân nên tỉnh táo khi mua bán với thương lái Trung Quốc”.

    Người dân lao đao vì thương lái Trung Quốc chơi

    Không chỉ dừng lại ở việc lao đao vì giá chuối rớt thê thảm, cách đó không lâu người dân Phú Yên cũng đã chán nản nhìn ruộng ớt chín đỏ không thể bán cho ai khi thương lái Trung Quốc hứa mua nhưng sau đó "bùng" mất. 

    Người dân đành ngậm ngùi bán tháo ớt với giá 7.000 đồng/kg thay vì 40.000 đồng/kg tại thời điểm trước Tết. 

    Người dân lao đao vì giá xoài rơi tự do

    Theo phản ánh của báo Người Lao động, các nhà vườn trồng xoài ở Đồng bằng Sông Cửu Long đang lao đao vì giá xoài rơi tự do, còn các doanh nghiệp xuất khẩu lại than thiếu nguyên liệu.

    Cụ thể, ông Phan Hữu Đức (thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) cho biết, cách nay khoảng 15 ngày, thương lái đến tận vườn mua xoài cát Hòa Lộc với giá dao động 22.000 - 25.000 đồng một kg; xoài cát Chu cũng đứng ở mức 13.000 - 14.000 đồng một kg. Nhiều chủ vựa còn thu mua cả xoài non với cùng mức giá như xoài già để bán lại cho các doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc.

    Người dân lao đao vì thương lái Trung Quốc chơi

    Tuy nhiên, khi phía Trung Quốc ngừng mua thì giá xoài rơi tự do, hiện chỉ còn 4.000 đồng một kg (cát Chu) và 8.000 đồng một kg (cát Hòa Lộc có bao trái). “Năm nay, do thời tiết không thuận lợi nên xoài ra hoa và đậu trái thấp. Trong khi đó, dịch bệnh trên xoài diễn ra nhiều nên nông dân gánh nặng chi phí sản xuất. Nếu giá xoài ổn định ở mức 20.000 đồng một kg thì nhà vườn mới hy vọng có lãi”, ông Đức nói.

    Khi phía Trung Quốc đột xuất ngừng mua xoài, giá xoài đã rơi tự do khiến giá giảm từ 22.000-25.000 đồng/kg chỉ còn 4.000-8.000 đồng/kg.

    Thương lái Trung Quốc mua cả rễ, gỗ trắc non đường kính chỉ bằng 2 ngón tay

    Tìm được gỗ khúc nặng khoảng 5 kg, sau khi bán cho thương lái Trung Quốc là người dân có ngay 50.000 đồng. Hay mang gỗ tươi ra khỏi cửa rừng sẽ được thu mua ngay với giá 10.000 đồng/kg. 

    Với việc thu mua gỗ dễ dàng như trên của thương lái Trung Quốc, theo anh Ngọc một người dân tại thôn Xuân Tây, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa cho biết: "Trung bình mỗi ngày tụi tôi kiếm được từ 500.000-700.000 đồng".

    Người dân lao đao vì thương lái Trung Quốc chơi

    Thu nhập cao, mua bán dễ dàng từ phía Trung Quốc nên hơn 1.200 ha rừng thuộc khu vực thôn Xuân Vinh, Hà Già, Xuân Đông, Xuân Tây… đều đang có người vào chặt gỗ trắc non.

    Mục đích thu mua gỗ của thương lái Trung Quốc chính người dân cũng không hề biết. Tuy nhiên, hiện hàng ngàn diện tích gỗ trắc non loại đường kính chỉ bằng 2 ngón tay - loại gỗ quý hiếm tại rừng phòng hộ huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa đang bị khai thác đến mức dần cạn kiệt.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nguoi-dan-lao-dao-vi-thuong-lai-trung-quoc-choi-nghiet-a31625.html
    Thương lái Trung Quốc lừa người trồng ớt

    Thương lái Trung Quốc lừa người trồng ớt

    Nhiều người trồng ớt ở Đồng Tháp đang điêu đứng vì ớt hạ giá mà vẫn không bán được. Nguyên nhân là do nghe lời thương lái Trung Quốc trồng giống ớt lạ, xong rồi bỏ, không chịu mua…

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Thương lái Trung Quốc lừa người trồng ớt

    Thương lái Trung Quốc lừa người trồng ớt

    Nhiều người trồng ớt ở Đồng Tháp đang điêu đứng vì ớt hạ giá mà vẫn không bán được. Nguyên nhân là do nghe lời thương lái Trung Quốc trồng giống ớt lạ, xong rồi bỏ, không chịu mua…

    Thói xấu của người Việt khiến hàng Trung Quốc ngập thị trường

    Thói xấu của người Việt khiến hàng Trung Quốc ngập thị trường

    Sau hơn 10 năm, nhập siêu từ Trung Quốc đã tăng gấp 100 lần, hàng Trung Quốc ồ ạt chảy vào thị trường Việt Nam từ chiếc tăm tre, dây chun đến những sản phẩm công nghệ cao. Thực tế, việc hàng Trung Quốc ngập thị trường Việt Nam vừa có lý do khách quan vừa có lý do chủ quan.