+Aa-
    Zalo

    Những câu hỏi và câu trả lời khó nhất trong phỏng vấn xin việc

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Bạn đã viết hồ sơ xin việc, hoàn chỉnh đơn xin việc của mình và đặt chân đến buổi phỏng vấn xin việc trọng đai.

    Bạn đã viết hồ sơ xin việc, hoàn chỉnh đơn xin việc của mình và đặt chân đến buổi phỏng vấn xin việc trọng đai. Nhưng đi qua cánh cửa kia chỉ mới là sự bắt đầu – đặc biệt là khi những nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ mang đến những câu hỏi khó và có khi bạn còn không biết phải trả lời như thế nào nữa.
    “Buổi phỏng vấn là cả một quá trình đầy áp lực” – Dr. Thomas J. Denham – một chuyên gia tư vấn nghề nghiệp tại Careers in Transition LLC in Colonie, New York nói: “Nhà tuyển dụng sẽ sử dụng mọi cách để có thể loại bỏ những người không xứng đáng ra khỏi vị trí tuyển dụng đó”. Dưới đây, Denham đã đề xuất một số lời khuyên để bạn có thể trả lời 5 câu hỏi “khó nhằn” nhất trong một buổi phỏng vấn xin việc.
    1. Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?
    Denham nói rằng, những câu hỏi như thế này thường được hỏi để từ đó ứng viên thừa nhận một điều yếu nào đó mà họ đang gặp phải. Ông khuyên các ứng viên nên trả lời câu hỏi này với: “Tôi có xu hướng nói có và có những cam kết để có thể cải thiện”. Sau đó, dẫn dắt bằng một ví dụ về cách bạn thực hiện những ưu tiên và thiết lập những giới hạn cá nhân như thế nào. Không nên tạo sự chú ý một cách tiêu cực về bản thân mình khi bạn nói về một điểm yếu nào đó, điều đó có thể khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn không phải là người phù hợp nhất cho công việc, Denham nói. “Điều cần tập trung trong buổi phỏng vấn là nên trả lời dựa trên những điểm mạnh của bạn”.
    2. Mức lương nào bạn nghĩ là bạn xứng đáng được trả?
    “Người nói nói đến tiền thì người đó là kẻ thua cuộc”. Denham giải thích rằng nếu bạn là người đầu tiên thốt ra một con số, dù con số ban đưa ra có thể thấp hơn so với mức mà nhà tuyển dụng dự định sẽ trả cho bạn, thì bạn hãy coi chừng. Hãy chờ đợi nhà tuyển dụng đưa ra một khoảng và khi họ hỏi bạn muốn một con số cụ thể, khi dó hãy lựa chọn một mức lương cao hơn so với ngưỡng trung bình mà ho cung cấp. Bạn có thể sử dụng các công cụ và nguồn thông tin trực tuyến để có thể tìm hiểu những gì bạn có thể nhận được trong thực tế là bao nhiều. Điều cần lưu ý với bạn là, đừng nói đến lương trong lần phỏng vấn đàu tiên nhé!
    3. Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?
    Đối với câu hỏi này, Denham nói rằng điều quan trọng là bạn cần phải có sự chuẩn bị trước buổi phỏng vấn. “Đọc lại hồ sơ xin việc của bạn và xem xét từ 3 – 5 điều mà bạn muốn làm nổi bật”, ông nó. Những phẩm chất cần sẽ thể hiện khả năng làm việc của bạn, kiểu như “Tôi là một nhân viên chăm chỉ” hay “Tôi có những phẩm chất để hoàn thành công việc đó”. Bạn cần phải chứng minh dựa trên những kết quả mà bạn đã đạt đươc. “Khái niệm về những hoạt động trước đây luôn là những yếu tố dựa báo tốt nhất về hiệu suất làm việc trong tương lai”, Denham nói.
    4. Bạn không thích điều gì ở công việc gần đây nhất của bạn?
    Nhà tuyển dụng thường hỏi câu hỏi này có thể đang trông đợi bạn sẽ trả lời với một điều gì đó có thể chỉ ra điểm yếu của bạn – một cách để có lý do loại bỏ bạn. Vì vậy, trong khi điều này có thể là một cơ hội để nói xấu về ông chủ cũ hay phàn nàn về giờ giấc (ví dụ như họ mong đợi tôi phải có mặt tại công ty lúc 8 giờ sáng!), thì hãy cố gắng trả lời câu hỏi này theo kiểu như: “Tôi không cảm thấy mình đã được thử thách đủ khi ở vị trí cũ”.  Sau đó, nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy bạn đã đủ sẵn sàng cho mọi thử thách mà họ sẽ giao cho bạn trong khoảng thời gian sắp tới. 
    5. Bạn thấy mình sẽ ở đâu trong 3 – 5 năm nữa?
    Câu trả lời tệ nhất để bạn trả lời câu hỏi này đó là “Tôi không có ý tưởng nào cả”, hay là “Tôi không biết”, dù điều đó có thể là sự thật với bạn, Denham nói. Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn muốn nói “Tôi không có ý tưởng gì cho những việc tôi đang làm trong cuộc sống, và tôi c ũng không biết mình sẽ ở lại bao lâu với công việc này nữa”. Hãy thử trả lời thế này “Tôi đã tự đánh giá bản thân mình rất nhiều lần, và những gì tôi học được từ bản thân mình chính là những điều tôi muốn cam kết cho công việc này, cũng như xây dựng sự nghiệp của mình từ đây”.
    Nguồn: tim viec Careerlink.vn
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-cau-hoi-va-cau-tra-loi-kho-nhat-trong-phong-van-xin-viec-a82218.html
    Ứng xử khi xin thôi việc

    Ứng xử khi xin thôi việc

    Thôi việc – Đó không đơn giản là hành động bạn gửi đơn xin thôi việc, nhận được sự chấp thuận của cấp trên rồi thu dọn hành lý chuẩn bị rời khỏi công ty.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Ứng xử khi xin thôi việc

    Ứng xử khi xin thôi việc

    Thôi việc – Đó không đơn giản là hành động bạn gửi đơn xin thôi việc, nhận được sự chấp thuận của cấp trên rồi thu dọn hành lý chuẩn bị rời khỏi công ty.

    Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc

    Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc

    Một cuộc phỏng vấn xin việc thành công là tổng hòa của rất nhiều yếu tố, từ hình thức đến nội dung. Trước khi tìm được một công việc phù hợp phải trải qua phỏng vấn

    Trước khi bạn chuyển việc

    Trước khi bạn chuyển việc

    Có hai câu hỏi mà bạn cần phải trả lời trước khi muốn chuyển việc một cách thành công, đó là: Mục đích chuyển việc của bạn là gì? Và bạn muốn thực hiện điều gì?