+Aa-
    Zalo

    Những điểm mới trong sự kiện chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2023

    (ĐS&PL) - Ngày 11/5/2023 tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Họp báo Công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2023.

    nhung diem moi trong su kien chuyen doi so nganh ngan hang nam 2023

    NHNN tổ chức Sự kiện Ngày chuyển đổi ngành Ngân hàng năm 2023 với chủ đề thông điệp "Ứng dụng dữ liệu dân cư trong hoạt động ngân hàng - động lực thúc đẩy chuyển đổi số" dự kiến vào ngày 18/5/2023.

    Tổng Biên tập Thời báo Ngân hàng Hoàng Thanh Nhàn cho biết, tiếp nối thành công sự kiện Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2022, năm nay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức sự kiện Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2023 với chủ đề “Ứng dụng dữ liệu dân cư trong hoạt động ngân hàng - động lực thúc đẩy chuyển đổi số”, dự kiến vào ngày 18/5/2023.

    Chủ đề này nhấn mạnh, khẳng định sự quyết tâm của ngành Ngân hàng trong việc tiếp tục triển khai hiệu quả các nhiệm vụ tại Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030) cũng như Kế hoạch phối hợp 01/KHPH-BCA-NHNN giữa Bộ Công an và NHNN.

    Bên cạnh đó, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm nay được tổ chức nhằm đánh giá những kết quả ngành Ngân hàng đạt được sau 2 năm triển khai Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đồng thời hưởng ứng thông điệp của Thủ tướng Chính phủ “Năm 2023 - năm Dữ liệu số, tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới”.

    bmt0398

    Ông Phạm Anh Tuấn – Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước.

    Sự kiện năm nay tiếp tục góp phần đẩy mạnh việc triển khai các nhiệm vụ Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng, góp phần thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia, thúc đẩy tài chính toàn diện, đồng thời lan tỏa tinh thần, chuyển đổi nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài ngành Ngân hàng về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của chuyển đổi số trong hoạt động Ngân hàng.

    Theo công bố của Bộ Thông tin truyền thông, năm 2021 NHNN được xếp hạng nhất về an toàn thông tin mạng, thứ 2 về kiến tạo thể chế và thứ 4 về hoạt động chuyển đổi số. 95% TCTD đã và đang xây dựng, triển khai Chiến lược chuyển đổi số tại đơn vị mình.

    Nhiều TCTD chuyển đổi số ở Top đầu hiện đã đạt 90% giao dịch khách hàng thực hiện trên kênh số; nhiều TCTD có hiệu quả hoạt động tốt nhờ tích cực chuyển đổi số, giảm tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) xuống ngưỡng 30%, tiệm cận tỷ lệ mà nhiều ngân hàng khu vực, quốc tế đang nỗ lực hướng tới. Công tác đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống công nghệ thông tin được chú trọng.

    Các chỉ số thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) tăng cao về số lượng và giá trị giao dịch. Trong 3 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm 2022: Giao dịch TTKDTM tăng 53,51% về số lượng; qua kênh Internet tăng 88,11% về số lượng và 7,43% về giá trị; qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng 65,55% và 13,31%; qua phương thức QR code tăng tương ứng 160,71% và 43,84%; qua POS tăng tương ứng 37,57% và 32,09%; giao dịch qua ATM giảm 2,37% về số lượng và 4,02% về giá trị, phản ánh xu hướng dịch chuyển sang thanh toán điện tử, TTKDTM. Tổng số lượng giao dịch qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng 8,55% về giá trị; qua Hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử tăng 70,77% về số lượng và 18,55% về giá trị.

    Thời gian qua, NHNN là một trong số các bộ, ngành đã được Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao và biểu dương về tinh thần tích cực vào cuộc quyết liệt trong triển khai thực hiện Đề án 06. Thống đốc NHNN đã thành lập Tổ Công tác của ngành Ngân hàng triển khai Đề án 06 và ban hành Kế hoạch của ngành Ngân hàng triển khai Đề án 06 giai đoạn 2022-2025 và Kế hoạch nhiệm vụ chi tiết từng năm. Ngày 24/4 vừa qua, Thống đốc NHNN và Lãnh đạo Bộ Công an đã ký Kế hoạch phối hợp thực hiện các nhiệm vụ tại Đề án 06. Trong đó nêu cụ thể các nhiệm vụ, giao đơn vị đầu mối với sản phẩm đầu ra và thời hạn hoàn thành cụ thể. Đây là căn cứ quan trọng để các đơn vị thống nhất triển khai thực hiện.

    Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp nên việc ngành Ngân hàng đã gặt hái một số kết quả tích cực trong triển khai Đề án 06. Đó là, Dịch vụ công của NHNN (cấp chứng thư số cá nhân) đã hoàn thành kết nối, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chính thức từ tháng 12/2022. NHNN đã phối hợp với C06 – Bộ Công an đối soát, làm sạch 25 triệu hồ sơ khách hàng trong cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia. Hiện đang tiếp tục rà soát làm sạch 26 triệu hồ sơ khách hàng…

    Về phía các TCTD, năm 2022 một số đơn vị như Vietcombank, BIDV, VietinBank… đã phối hợp với C06 - Bộ Công an hoàn thành triển khai thử nghiệm giải pháp ứng dụng xác thực qua thẻ CCCD gắn chíp trong một số nghiệp vụ như xác thực, định danh khách hàng tại quầy giao dịch; Xác thực, định danh khách hàng giao dịch tại ATM và đã bước đầu cung cấp dịch vụ thử nghiệm tại một số chi nhánh trên địa bàn Hà Nội, Quảng Ninh từ tháng 5/2022, hiện đang triển khai mở rộng cho các tỉnh, thành phố.

    Năm 2023, một số ngân hàng như Vietcombank đã lập kế hoạch triển khai chính thức giải pháp sử dụng thiết bị di động (do ngân hàng mua sắm cho nhân viên) cài đặt ứng dụng xác thực khách hàng qua thẻ CCCD gắn chíp (giải pháp Match on Card – MoC) và cập nhật thông tin giấy tờ tùy thân, bước đầu mở rộng cho toàn bộ chi nhánh trên địa bàn Hà Nội trong tháng 5/2023; BIDV cũng đã hoàn thành 2 gói thầu mua sắm trang thiết bị để triển khai giải pháp xác thực khách hàng bằng CCCD gắn chip khi cung cấp dịch vụ rút tiền tại máy giao dịch tự động, xác thực khách hàng tại quầy…

    Một số TCTD như Vietcombank, MB, PVComBank... đã phối hợp với C06 thử nghiệm hệ thống chấm điểm tín dụng công dân trên nền tảng dữ liệu dân cư. Ngoài ra, tại VietinBank, thực hiện chiến lược tài chính toàn diện của Chính phủ và góp phần hạn chế tình trạng tín dụng đen, VietinBank triển khai các hoạt động cho vay bằng phương thức điện tử và đặc biệt là cho vay tín chấp đối với các món nhỏ. Thông qua việc tiếp cận và khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, VietinBank có thể đánh giá được khả năng trả nợ và đẩy nhanh quá trình phê duyệt khoản vay, góp phần hạn chế tình trạng tín dụng đen.

    *Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2023 gồm: Hội nghị chuyên đề: Ứng dụng dữ liệu dân cư trong hoạt động ngân hàng – động lực thúc đẩy chuyển đổi số. Triển lãm trưng bày mô phỏng các sản phẩm dịch vụ nổi bật, tiêu biểu trong chuyển đổi số của các ngân hàng và một số tổ chức trung gian thanh toán. Tại Hội nghị sẽ có Lễ Trao bằng khen của Thống đốc NHNN cho một số tập thể, cá nhân tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong công tác chuyển đổi số ngành Ngân hàng.

    Tham dự sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2023 có Lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo các Bộ ngành (Bộ Công an, Bộ Khoa học và công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông…), lãnh đạo NHNN; đại diện các Vụ, Cục chức năng của NHNN; các tổ chức tín dụng (TCTD); tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; các chuyên gia kinh tế; các cơ quan thông tấn báo chí…

    Hiện có 14 đơn vị tham gia Triển lãm ( Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam; Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam; Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam; Ngân hàng TMCP Shinhan Bank; Ngân hàng TMCP Phương Đông; Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM;  Ngân hàng TMCP Nam Á; Ngân hàng TMCP Tiên phong; Ngân hàng TMCP Quân đội; Ngân hàng TMCP Hàng Hải; Công ty cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VN Pay); Công ty cổ phần dịch vụ Epay) và 4 đơn vị đại diện ngành giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu tại sự kiện.

    NHẬT DUY

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-diem-moi-trong-su-kien-chuyen-doi-so-nganh-ngan-hang-nam-2023-a575141.html
    Nông nghiệp Thái Nguyên - Chuyển đổi số vững vàng phát triển

    Nông nghiệp Thái Nguyên - Chuyển đổi số vững vàng phát triển

    Thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp có vai trò quan trọng trong tạo dựng môi trường, hệ sinh thái số nông nghiệp, giúp nông sản của người nông dân khẳng định chỗ đứng trên thị trường. Tại Thái Nguyên, việc chuyển đổi số được lãnh đạo địa phương này đặc biệt chú trọng.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Nông nghiệp Thái Nguyên - Chuyển đổi số vững vàng phát triển

    Nông nghiệp Thái Nguyên - Chuyển đổi số vững vàng phát triển

    Thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp có vai trò quan trọng trong tạo dựng môi trường, hệ sinh thái số nông nghiệp, giúp nông sản của người nông dân khẳng định chỗ đứng trên thị trường. Tại Thái Nguyên, việc chuyển đổi số được lãnh đạo địa phương này đặc biệt chú trọng.

    NHNN chỉ đạo đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh thóc, gạo

    NHNN chỉ đạo đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh thóc, gạo

    Nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn của các thương nhân, doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh thóc, gạo, đặc biệt trong vụ thu hoạch Đông – Xuân năm 2023, ngày 23/3/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng, NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện một số nội dung đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh thóc, gạo.

    NHNN nghiêm cấm đưa thông tin dễ gây hiểu lầm về trái phiếu

    NHNN nghiêm cấm đưa thông tin dễ gây hiểu lầm về trái phiếu

    Ngân hàng Nhà nước nghiêm cấm các tổ chức tín dụng cung cấp thông tin sai sự thật, dễ hiểu lầm về trái phiếu doanh nghiệp cho nhà đầu tư; không để xảy ra trường hợp nhân viên/đơn vị kinh doanh cung cấp thông tin không đầy đủ, không chính xác, dễ gây hiểu lầm về trái phiếu cho nhà đầu tư để đạt chỉ tiêu kinh doanh.