+Aa-
    Zalo

    Những điều tuyệt đối không được làm khi đi du lịch ở nước ngoài

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Khi du lịch ở bất kỳ các nước nào trên thế giới tốt nhất bạn nên tham khảo các điều luật dành cho du khách nước ngoài. Điều này sẽ giúp bạn tránh được phiền toái

    (ĐSPL) - Khi đi du lịch ở bất kỳ các nước nào trên thế giới tốt nhất bạn nên tham khảo các điều luật dành cho du khách nước ngoài đến du lịch, hoặc những việc làm được coi là cấm kỵ ở nước đó. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những phiền toái đáng kể.

    1. Có quan hệ với người địa phương ở Iran

    Theo luật Iran, người ngoại đạo không thể có quan hệ với phụ nữ Hồi giáo (có điều bạn đừng quá ngạc nhiên vì ở Iran còn có rất nhiều phụ nữ là người ngoại đạo). Nếu như bạn vi phạm luật này, rất có thể nhà tù sẽ là điểm đến của bạn.

    Theo luật Iran, người ngoại đạo không được quan hệ với người Hồi giáo.

    2. Thể hiện các hành động tình cảm ở Dubai

    Ở Dubai, nếu nắm tay nhau đi trên phố sẽ bị coi là phạm pháp. Nếu như bạn nhìn thấy một cặp tình nhân người Anh nắm tay nhau đi trên biển ở Dubai thì chắc chắn họ sẽ trở thành trung tâm của một trận khẩu chiến văn hoá tại toà. Ở Dubai cấm kị có những hành động thân mật như nắm tay, hôn nhau tại nơi công cộng, nơi đạo Hồi rất khắt khe và nghiêm ngặt không chỉ đối với người dân mà cả với khách du lịch.

    3. Hút thuốc ở Bhutan

    Ở Bhutan, nhập khẩu thuốc lá sẽ bị đánh thuế 100\%. Nếu như hút thuốc ở nơi công cộng sẽ bị phạt ít nhất 225 USD. Tuy nhiên, nếu vì một lí do nào đó mà bạn bị bắt khi kinh doanh thuốc lá, bạn sẽ có thể bị khép tội buôn lậu và bị ngồi tù.

    4. Phun sơn bừa bãi ở Singapore

    Có rất nhiều điều bạn không được làm ở Singapore như vứt rác bừa bãi, không tuân thủ luật lệ giao thông, đi vệ sinh không dội nước… và đặc biệt là không được quét sơn bừa bãi. Nếu như bạn phun sơn bừa bãi lên một chiếc ô tô, rất có thể bạn sẽ bị phạt tiền và thậm chí là phải ngồi tù.

    Nếu bạn phun sơn bừa bãi, bạn có thể phải ngồi tù.

    5. Vào nhà mà chưa được sự cho phép của chủ nhà ở Mỹ

    Ở Mỹ, 50\% gia đình có súng riêng, nếu bạn bước vào nhà mà chưa được sự cho phép, rất có thể bạn sẽ trở thành mục tiêu ngắm bắn. Trước khi đặt chân đến đất nước Mỹ du lịch bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin cần thiết.

    Ở Mỹ, 50\% gia đình có súng riêng.

    6. Mang theo vũ khí ở El Salvador

    Để giảm tỷ lệ tội phạm, ở đất nước Trung Mỹ này đưa ra những yêu cầu hết sức khắt khe về việc sử dụng vũ khí. Mặc dù nhiều du khách nước ngoài nghĩ rằng họ đã có giấy phép sử dụng thì có thể được mang theo nhưng họ chắc chắn sẽ bị bắt nếu ở El Salvador.

    7. Buôn lậu ma túy ở Indonesia

    Nhiều quốc gia đã áp dụng những luật lệ nghiêm ngặt liên quan đến ma tuý và Indonesia là quốc gia có luật lệ nghiêm ngặt nhất. Cho dù bạn mang quốc tịch nào, nếu bị phát hiện ra bạn đang buôn bán ma tuý ở Indonesia, bạn sẽ bị tử hình.

    Indonesia là quốc gia có luật nghiêm ngặt nhất về ma túy

    8. Giết bò tại Ấn Độ

    Nhiều thành phố ở Ấn Độ, giết bò là phạm pháp. Trên thực tế, vấn đề bảo vệ động vật đã được ghi trong Hiến pháp. Nếu vi phạm điều này, bạn sẽ phải chịu hình phạt nặng và chịu hình phạt trong vòng 5 năm.

    Nếu giết bò bạn sẽ phải ngồi tù 5 năm.

    9. Mua bán cổ vật ở Thổ Nhĩ Kỳ

    Chắc chắn bạn sẽ muốn mua một vài đồ lưu niệm cho người thân và bạn bè sau chuyến du lịch Thổ Nhĩ Kỳ nhưng bạn nên chú ý một chút. Nếu như bạn mua những đồ vật nằm trong quy định “di vật cổ đại” và không có giấy chứng nhận quyền sở hữu, chắc chắc bạn sẽ bị chặn lại ở sân bay và được mời tới nhà giam ngay lập tức.

    11. Uống rượu ở Ả rập Xê út

    Ở Ả rập Xê út uống rượu được coi là phạm pháp. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể được uống rượu ở những nơi cho phép và nhất định là phải trốn trong phòng, khoá cửa và trật tự khi thưởng thức. Nếu bạn muốn chơi vui vẻ và an toàn thì tốt nhất không nên uống rượu vì rất có thể bạn sẽ bị phạt đòn ở nơi công cộng.

    12. Nói chuyện hay hỏi về tiền bạc với người Pháp

    Theo trang FranceToday, nói chuyện về tiền bạc là một điều tối kỵ. Một số ý kiến cho rằng điều này có thể bắt nguồn từ sự dè chừng trong quá khứ của người Pháp với sở thuế nhà nước.

    13. Tặng hoa theo số chẵn tại Ukraine

    Không phải du khách nào cũng biết được tặng hoa theo số chẵn là điều không hay tại Ukraine. Người Ukraine tin rằng hành động này sẽ gợi nhớ đến những bó hoa dùng trong đám tang. Những nước Đông Âu khác cũng kiêng kỵ điều này.

    14. Bấm còi xe ở New Zealand

    Tại xứ sở chim Kiwi, việc bấm những hồi còi dài liên tục được cho là sẽ khiến người đi đường tức giận và dễ xảy ra xô xát không đáng có. Vì vậy, người New Zealand luôn hết sức điềm đạm khi tham gia giao thông.

    15. Chạm vào người khác giới ở nơi công cộng tại Ấn Độ

    Người Ấn Độ tránh những cử chỉ thân mật tại nơi công cộng bởi họ lo ngại người khác giới sẽ hiểu nhầm tín hiệu.

    16. Để lại tiền tip khi sử dụng các dịch vụ tại Nhật

    Người Nhật cho rằng nếu họ phục vụ tốt, khách hàng chắc chắn sẽ quay lại, điều đó sẽ mang về thêm nhiều lợi nhuận. Ngoài ra, hóa đơn của nhà hàng vốn đã tính phí dịch vụ, nên khách hàng không cần trả thêm tiền tip.

    17. Đứng chống nạnh khi tới Mexico

    Bạn không nên đứng chống nạnh khi trò chuyện với người Mexico, trừ phi bạn đang tức giận và muốn họ biết điều đó.

    18. Dấu tay ra hiệu OK ở Thổ Nhĩ Kỳ

    Cử chỉ dường như vô hại ở những đất nước khác lại là điều xúc phạm người Thổ Nhĩ Kỳ. Hành động này bị coi là bạn đang ám chỉ ai đó là người đồng tính. Điều này sẽ mang lại không ít phiền toái cho bạn.

    19. Hỏi về thu nhập của người Anh

    Tò mò về thu nhập của người khác là điều không nên tại những nước phương Tây, đặc biệt là người Anh. Họ sẽ cảm thấy bất mãn nếu liên tục bị hỏi về mức thu nhập hàng tháng hay thậm chí là mức thu nhập năm.

    20. Bắt chước giọng bản địa khi tới Ireland

    Giọng Anh của người Ireland hay tiếng Ireland đều rất khó để bắt chước. Vì vậy khi du khách cố nói giống người bản địa, họ có thể cảm thấy mình đang bị đem ra làm trò đùa. Điều này sẽ gây ra nhiều phiền toái cho bạn khi du lịch trên đất nước này.

    21. Chúc mừng sinh nhật người Đức sớm

    Điều này có thể bị coi là điềm gở, rằng người bạn chúc sẽ không sống tới đúng ngày sinh nhật của mình. Vì thế đừng bao giờ dại dột khi đặt chân tới nước Đức và chúc mừng sinh nhật một người bạn nào đó quá sớm, đặc biệt là những người bạn mới quen.

    22. Gọi người Kenya bằng họ

    Chỉ khi tự giới thiệu, người Kenya mới xưng họ. Vì vậy bạn có thể gọi một ai đó theo chức vụ, nghề nghiệp hoặc đơn giản là quý ông (sir), quý bà (madam) theo phép lịch sự.

    23. Ăn bốc tại Chile

    Sử dụng dao dĩa khi ăn là điều rất quan trọng với người Chile. Do đó khi tới thăm đất nước này, bạn nên chuẩn bị sẵn cho mình những kỹ năng cơ bản trên bàn ăn, đặc biệt không nên liếm ngón tay và sử dụng tăm khi dùng bữa cùng người bản xứ tại nhà của họ.

    24. Ăn trên phương tiện công cộng Singapore

    Đây không chỉ là một hành động nên tránh khi du lịch Singapore, không ăn uống trên phương tiện công cộng cũng là một điều trong bộ luật của đảo quốc sư tử.

    Năm 2009, một phụ nữ đã bị phạt 30 USD vì ăn kẹo ngậm trên tàu tại Singapore. Ăn uống trên các phương tiện công cộng là điều nên tránh dù bạn ở bất cứ đất nước nào. Ảnh: New York Daily Times.

    25. Không tip khi du lịch Mỹ

    Những người làm dịch vụ phụ thuộc rất nhiều vào tiền tip bởi mức lương cứng của họ không hề cao. Thông thường khoản tiền này sẽ chiếm 10\% hóa đơn, và có thể lên tới 20\% với những vị khách hào phóng. Tuy nhiên, nếu người phục vụ làm việc và có thái độ không tốt, bạn hoàn toàn không cần trả tiền tip.

    26. Gọi cappucino ở nhà hàng ăn ở Italy

    Theo trang Tuscan Traveler, nhấm nháp một tách cappuchino trong nhà hàng ăn uống là một hành động đi ngược với nguyên tắc ẩm thực của xứ sở này. Người Italy tin rằng thành phần sữa tươi nguyên kem chiếm tới một nửa tách đồ uống này sẽ cản trở quá trình tiêu hóa. Bạn chỉ nên gọi cappuchino sau 10 giờ nếu bạn ăn sáng vào khung giờ đó, còn không, việc làm tưởng chừng như vô hại này sẽ thu hút vô số ánh nhìn nghi ngại từ mọi người trong nhà hàng.

    27. Tặng quà là đồng hồ hay ô cho người Trung Quốc

    Hai từ ô và đồng hồ trong tiếng Trung có cách đọc giống với cụm từ ám chỉ cái chết và chia lìa. Do đó, người Trung Quốc rất kỵ mua những món đồ này làm quà.

    TRẢI ĐÀO(Tổng hợp)

    Xem thêm video:

    [mecloud]cXcdpkIMe6 [/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-dieu-tuyet-doi-khong-duoc-lam-khi-di-du-lich-o-nuoc-ngoai-a102440.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.