+Aa-
    Zalo

    Những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới trong năm 2021

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Những người phụ nữ hiện đại đang dần khẳng định được tầm ảnh hưởng của mình trên thế giới, đặc biệt là ở chính trường.

    Năm 2021, chênh lệch mức lương giữa nam và nữ có thể vẫn còn tồn tài và thậm chí còn nhiều hơn giữa các nhóm chủng tộc khác nhau. Dù vậy, các phong trào vì phụ nữ như #MeToo và Time's Up vẫn duy trì tầm ảnh hưởng, đồng thời ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia giữ vai trò quan trọng trong nền chính trị hơn. Điều này là minh chứng rõ nhất, cho thấy phụ nữ hiện đại đang ngày càng khẳng định bản thân mình. Dưới đây là những người phụ nữ có tầm ảnh hưởng nhất thế giới trong năm 2021:

    Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris

    Vào ngày 20/1/2021, Thượng nghị sĩ Kamala Harris đã làm nên lịch sử khi tuyên thệ nhậm chức trở thành nữ phó tổng thống da màu và gốc Nam Á đầu tiên của nước Mỹ.

    Sau khi được xác nhận là phó tổng thống đắc cử vào ngày 7/11, bà Kamala Harris đã có bài phát biểu, nói rằng: "Tôi có thể là người phụ nữ đầu tiên bước vào văn phòng này nhưng tôi tin rằng mình sẽ không phải là người cuối cùng, bởi vì mọi cô gái nhỏ đang xem bài phát biểu tối nay đều là một trong những người có khả năng của đất nước này". 

    kamala harris
    Bà Kamala Harris tuyên thệ nhậm chức phó tổng thống Mỹ vào ngày 20/1/2021. Ảnh: People

    Tuy năm đầu tiên trong nhiệm kỳ của bà Harris gặp nhiều khó khăn với tỷ lệ tán thành ở mức thấp nhưng nữ phó tổng thống vẫn còn nhiều thời gian để cho các cử tri thấy năng lực của mình.

    Đệ nhất phu nhân Jill Biden

    Sau khi ông Joe Biden chính thức nhậm chứ trở thành tổng thống thứ 46 của Mỹ vào ngày 20/1/2021, bà Jill Biden cũng đã trở thành Đệ nhất phu nhân. Trước đó, bà từng đảm nhận vai trò Đệ nhị phu nhân khi ông Biden còn là phó tổng thống Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama. 

    jill biden
    Đệ nhất phu nhân Jill Biden. Ảnh: WTOP

    Ngay cả khi trở thành một trong những người phụ nữ có tầm ảnh hưởng nhất nước Mỹ, bà Biden vẫn tiếp tục công việc giảng dạy của mình tại trường đại học. Đồng thời, bà Jill Biden dự kiến sẽ tiếp tục làm tập trung vào những công việc bà quan tâm thời còn là Đệ nhị phu nhân, bao gồm giúp đỡ gia đình các quân nhân, nâng cao tầm ảnh hưởng của giáo dục đai học cộng đồng và các vấn đề của phụ nữ, từ phòng chống ung thư vú cũng như bình đẳng giới trong và ngoài nước.

    Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi

    Bà Nancy Pelosi tham gia chính trường từ năm 1987 sau khi giành chiến thắng trong một cuộc bầu cử đặc biệt ở quận quốc hội thứ 8 tại California. Năm 2002, bà Pelosi đã được chọn làm lãnh đạo đảng Dân chủ tại Hạ viện.

    Năm 2006, sau khi đảng Dân chủ nắm quyền kiểm soát cả Hạ viện và Thượng viện, bà Pelosi trở thành người Chủ tịch Hạ viện. Bà là người chỉ trích lập trường của cựu Tổng thống George W. Bush về cuộc chiến ở Iraq và là người đề xuất Đạo luật Chăm sóc Giá cả phải chăng của cựu Tổng thống Barack Obama.

    nancy pelosi
    Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi. Ảnh: Getty

    Năm 2010, đảng Dân chủ mất thế đa số tại Hạ viện và bà Pelosi một lần nữa trở lại vị trí lãnh đạo phe thiểu số. Tới tháng 1/2019, đảng Dân chủ giành lại quyền kiểm soát Hạ viện và bà Pelosi vẫn tiếp tục giữ chức Chủ tịch Hạ viện. Bà Pelosi đã trở thành trong những người chỉ trích lớn nhất của cưuj Tổng thống Trump và dẫn đầu phiên tòa luận tội chống lại ông.

    Vào ngày 3/1/2021, Pelosi được bầu lại làm Chủ tịch Hạ viện với số phiếu sít sao 216-209.

    Kathrin Jansen - Trưởng bộ phận nghiên cứu và phát triển vaccine tại Pfizer

    Cuộc chạy đua phát triển một loại vaccine phòng COVID-19 hiệu quả và an toàn đầu tiên đã thu hút sự chú ý của cả thế giới vào năm 2020. Theo đó, một trong những người đóng vai trò quan trọng nhất trong việc tìm phát triển vaccine không ai khác chính là bà Kathrin Jansen, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu và phát triển vaccine tại Pfizer.

    kathrin jansen
    Bà Kathrin Jansen. Ảnh: Lohud 

    Bắt đầu từ tháng 3/2020, bà Jansen đã dẫn đầu một nhóm gồm 650 chuyên gia, phối hợp với công ty BioNTech của Đức, để phát triển thành công vaccine chống lại COVID-19. 

    Nhận xét về bà Jansen, ông Paul Offit, giám đốc Trung tâm Giáo dục về vắc-xin tại Bệnh viện Nhi Philadelphia, cho biết: "Bà ấy chính xác là người bạn cần ở vị trí đó. Bà ấy cống hiến cho những loại vaccine mà bà ấy cho là quan trọng. Những ai nghĩ rằng các công ty dược phẩm là xấu xa nên dành thời gian quan sát những người như bà Kathrin Jansen".

    Nữ hoàng Anh Elizabeth II

    Nữ hoàng Elizabeth II đã lãnh đạo Hoàng gia Anh trong 65 năm và trở thành một trong những vị quốc vương trị vì lâu nhất lịch sử nước Anh. Nữ hoàng Elizabeth II được trao vương miện vào ngày 2/6/1953, tại Tu viện Westminster, khi bà mới 27 tuổi.

    Nữ hoàng Elizabeth có bốn người con là Thái tử Charles, Công chúa Anne, Hoàng tử Andrew và Hoàng tử Edward. Thái tử Charles đãtrở thành người kế vị chính thức của Nữ hoàng vào năm 1969 sau khi ông được phong tước hiệu Hoàng tử xứ Wales. Nữ hoàng Elizabeth II hiện đã 94 tuổi và mặc dù chế độ quân chủ thường không can thiệp vào các vấn đề chính trị nhưng bà vẫn thường xuyên gặp gỡ các thủ tướng của mình.

    Ursula von der Leyen, chủ tịch Ủy ban Châu Âu

    Bà Ursula von der Leyen là một chính trị gia người Đức được biết đến là người phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng Đức cũng như là người phụ nữ đầu tiên được bầu làm chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC). 

    Trong thời gian làm Bộ trưởng Quốc phòng, bà von der Leyen đã kêu gọi tăng chi tiêu quân sự để cải thiện tình trạng hệ thống phòng thủ của Đức khi nhiều xe tăng và các vật thể quân sự khác không thể triển khai.

    Cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel

    Cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel là một trong những nhà lãnh đạo nữ nổi tiếng nhất thế giới. Bà bắt đầu tham gia chính trường từ sau khi Bức tường Berlin sụp đổ năm 1989. Bà Merkel khi ấy đã gia nhập đảng chính trị Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) và ngay sau đó được bổ nhiệm phục vụ trong nội các của cựu Thủ tướng Helmut Kohl, người tại vị thời gian từ năm 1982-1998, với vai trò bộ trưởng phụ nữ và thanh niên.

    angela merkel
    Cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: Politico

    Sau đó, bà giữ chức bộ trưởng môi trường và an toàn hạt nhân và tổng thư ký CDU. Năm 2005, bà Merkel đã được bầu làm thủ tướng Đức chỉ với cách biệt sít sao chỉ 3 phiếu và trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Đức. Ngoài ra, bà Merkel cũng là người có công trong việc hình thành và định hướng Liên minh châu Âu.

    Tháng 12/2021, bà Angela Merkel đã chính thức rời chiếc ghế thủ tướng và nhường lại vai trò lãnh đạo cho người kế nhiệm là ông Olaf Scholz. Dù không còn là thủ tướng Đức những bà Merkel được kỳ vọng sẽ tiếp tục có tầm ảnh hưởng với thế giới. 

    Minh Hạnh (Theo Business Insider)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-nguoi-phu-nu-quyen-luc-nhat-the-gioi-trong-nam-2021-a525434.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan