+Aa-
    Zalo

    Những nữ trùm xã hội đen khét tiếng nhất mọi thời đại (kỳ 2)

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Từ một bà nội trợ khiêm tốn, một phụ nữ ở Italy đã trở thành nữ trùm mafia và tham gia tất cả các hoạt động tống tiền, sản xuất tiền giả, buôn ma túy.

    Từ một bà nội trợ khiêm tốn, một phụ nữ ở Italy đã trở thành nữ trùm mafia và tham gia tất cả các hoạt động tống tiền, sản xuất tiền giả, buôn ma túy.
    Stephanie St. Clair, nữ trùm ma túy khét tiếng ở Harlem
    Những nữ trùm xã hội đen khét tiếng nhất mọi thời đại (kỳ 2)

    Stephanie St. Clair là một trùm ma túy nổi tiếng với biệt danh “Queenie".

    Stephanie St. Clair là một phụ nữ châu Phi gốc Pháp, nổi tiếng với biệt danh “Queenie”. Năm 1912, Clair di cư đến khu Harlem, thành phố New York, Mỹ. Năm 1922, bà dùng 10.000 USD mở tài khoản ngân hàng và gia nhập băng đảng đường phố 40 Tên cướp.
    Với tham vọng kiếm tiền, Clair tách khỏi 40 Tên cướp và lập băng đảng riêng. Trong vòng một năm, bà thu nạp 50 người, bao gồm huyền thoại xã hội đen ở Harlem, Bumpy Johnson. Năm 1923, tài sản của Stephanie St. Clair lên đến 500.000 USD – tính theo giá trị hiện nay là 6.750.000 USD. Tuy nhiên, khi thu nhập của bà đạt mức 200.000 USD/năm, thời kỳ buôn lậu rượu dần lụi tàn và suy thoái kinh tế diễn ra. Nhiều ông chủ ở New York bắt đầu thua lỗ và nhắm mục tiêu vào Clair. Tên cướp khét tiếng Hà Lan Schultz tiến hành những cuộc xung đột đẫm máu với băng đảng của Clair khiến khoảng 40 người thiệt mạng.
    Clair cho rằng cảnh sát chống lưng cho Schultz nên đã cáo buộc họ tội tham nhũng trên các tờ báo ở Harlem. Các nhà điều tra giận dữ và bắt nữ trùm. Trước khi ra tòa, Clair hối lộ các quan chức từng hợp tác với bà. Sự việc vỡ lở, chính quyền thành phố tước phù hiệu của một số cảnh sát, theo Blackpast.
    Cuối cùng, Queenie không còn đủ tài lực và nhân lực để chống lại tên cướp. Bà ta buộc phải ký thỏa thuận ngừng bắn, chuyển giao quyền kiểm soát phần lớn hoạt động vào toàn bộ lợi nhuận trong năm đó cho Schultz và mafia Italy. Điều này đồng nghĩa với việc Clair rút lui khỏi giới buôn ma túy.
    Raffela D’Alterio, từ bà nội trợ đến nữ trùm mafia
    Những nữ trùm xã hội đen khét tiếng nhất mọi thời đại (kỳ 2)

    Cảnh sát bắt nữ trùm Raffela D’Alterio, tịch thu tài sản có giá trị lên đến hàng triệu USD.

    Raffela D’Alterio là mẹ đỡ đầu của một trùm mafia Italy, kẻ đã lãnh đạo băng đảng mafia gia đình Camorra. Ban đầu, D’Alterio chỉ là một bà nội trợ khiêm tốn ở thành phố Naples, Italy. Năm 2006, sau khi chồng bà, Nicalo Pianese bị giết hại, D’Alterio bắt đầu tiếp quản các tổ chức tội phạm của chồng.
    à ta tham gia tất cả các hoạt động tống tiền, sản xuất tiền giả, buôn ma túy. Sau khi thoát chết từ một vụ đấu súng, D’Alterio nổi lên với biệt danh “Miconia” hay “The Big Female Kitten”, theo Huffingtonpost. Người ta đồn rằng bà ta dường như có 9 mạng.
    D’Alterio cũng tích cực đầu tư vào kinh doanh. Bà thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các phe phái trong băng đảng mafia Camorra trong lĩnh vực kinh doanh hàng giả, xử lý chất thải và xây dựng. Nhà chức trách Italy ước tính công ty của D’Alterio có doanh thu khoảng 218 tỷ USD/năm.
    Năm 2012, cảnh sát đột kích nhà các thành viên trong tổ chức D’Alterio. Họ bắt bà ta và 65 người khác vì tội vi phạm bản quyền nghiêm trọng. Ngoài ra, cảnh sát cũng tịch thu nhiều xe hơi và bất động sản với tổng trị giá lên đến 20 triệu USD.
    Rosetta Cutolo, nữ trùm quyền lực nhất mọi thời đại
    Những nữ trùm xã hội đen khét tiếng nhất mọi thời đại (kỳ 2)

    Rosetta Cutolo là một trong những nữ trùm quyền lực và giàu có nhất mọi thời đại.

    Sinh năm 1937, Rosetta Cutolo là em gái của cựu thủ lĩnh băng đảng mafia Cammora, Raffaele Cutolo, cũng là người đứng đầu tổ chức Nuova Commora (NCO). Khi cảnh sát bắt Raffaele, hắn cảm thấy Rosetta là người duy nhất đáng tin nên giao toàn bộ quyền kiểm soát gia đình tội phạm cho bà ta.
    Qua những buổi thăm tù, Rosetta hoàn thành các nhiệm vụ anh trai giao phó. Bà nhanh chóng trở thành đại diện của NCO và nắm giữ quyền lực đằng sau gia đình Cammora. Khi đàm phán giao dịch với một băng đảng ma túy ở Nam Mỹ, Rosetta cố cho nổ tung một đồn cảnh sát địa phương. Chi tiết này truyền cảm hứng cho nhà làm phim Corrista, bộ phim mô phỏng theo cuộc đời nữ trùm Cutolo.
    Với tổng tài sản lên tới hàng tỷ USD, NCO nắm giữ quyền lực ở mọi lĩnh vực, từ chính trị đến xử lý chất thải. Họ thậm chí nắm quyền kinh doanh quan trọng đối với các mặt hàng sữa, cá, cà phê ở Italy. Trong 15 năm, Rosetta Cutolo trở thành một trong những nữ trùm quyền lực nhất mọi thời đại. Bà ta rất thành công và hưởng thụ cuộc sống xa hoa trong một tòa lâu đài với 365 phòng.
    Năm 1981, cảnh sát tiến hành một cuộc vây quét lớn dẫn đến sự sụp đổ của Cutolo. Bà có thể đã lẻn vào một lối đi bí mật và trốn thoát trong 12 năm. Năm 1993, cảnh sát bắt bà ta tại một nơi ẩn náu. Rosetta Cutolo đầu hàng vì đã quá mệt mỏi với việc chạy trốn, theo Independent. Cảnh sát buộc người phụ nữ này tội dính líu đến mafia. Sau khi luật sư bào chữa giúp Rosetta thoát khỏi 9 tội danh giết người, tòa tuyên bà ta 9 năm tù. Sau đó, mức án của nữ trùm giảm xuống 5 năm.
    Maria Licciardi, trùm mại dâm tàn bạo
    Những nữ trùm xã hội đen khét tiếng nhất mọi thời đại (kỳ 2)

    Maria Licciardi là nữ trùm mại dâm tàn bạo.

    Maria Licciardi, Italy, là em gái của người đồng sáng lập tổ chức Secondigliano Alliance (SA), Genaro Licciardi. Sau khi chồng và anh em bị sát hại, Maria Licciardi lên cầm quyền. Bằng khả năng lãnh đạo xuất chúng, bà giúp SA tránh thoát sự trừng phạt của pháp luật. Người ta gọi bà là “Chủ của Chủ”.
    Hoạt động chủ yếu của SA là tống tiền và buôn ma túy. Licciardi tập trung củng cố liên minh với gia tộc Lu Russo. Trước đó, SA có một quy luật bất thành văn cấm buôn bán cơ thể phụ nữ. Vì lợi nhuận to lớn, Licciardi bất chấp quy định của bang phái. Bà ép những phụ nữ mại dâm dùng thuốc 24/7 và ra tay sát hại khi họ không còn giá trị.
    Bởi vì Licciardi luôn đóng vai một người tốt bụng chuyên hỗ trợ việc làm cho người dân ở thành phố Naples, mọi người rất yêu quý bà và SA. Tuy nhiên, liên minh với gia tộc Lu Russo lại trở thành nguyên nhân thất bại. Năm 1999, sau một chuyến hàng heroin tinh khiết loại mạnh, nữ trùm lo sợ nó sẽ giết chết khách hàng và ảnh hưởng đến căn cơ của mình. Gia tộc Lu Russo, với lòng tham không đáy, tiếp tục phân phối heroin và giết 11 người chỉ trong một tháng, Abcnews đưa tin.
    Vụ việc khiến các nhà điều tra chú ý. Gia tộc Lu Russo phá vỡ liên minh, hai bên bắt đầu giao chiến bằng các vụ đánh bom và đấu súng trên đường phố. Sau khi hơn 20 người thiệt mạng, Licciardi bỏ trốn đến một nơi ẩn náu xa hoa.
    Cảm thấy áp lực từ các cuộc điều tra, nữ trùm ném bom văn phòng luật sư địa phương với hy vọng buộc họ dừng điều tra. Tuy nhiên, chính quyền kiên quyết truy quét. Hai năm sau, họ có thể tóm Licciardi với một số tội danh. Dù nữ trùm vào tù, nhiều người đoán rằng bà ta vẫn tiếp tục điều hành tổ chức SA.
    Griselda Blanco, trùm ma túy khát máu
    Những nữ trùm xã hội đen khét tiếng nhất mọi thời đại (kỳ 2)

    Griselda Blanco, trùm ma túy khát máu, dính líu đến hơn 200 vụ giết người.

    Năm 2006, Griselda Blanco, nữ trùm ma túy ở Mỹ, trở thành một biểu tượng quốc gia sau khi bộ phim tài liệu Cao bồi Cocaine công chiếu. Bộ phim lấy tư liệu từ cuộc sống và những cuộc giao dịch của Blanco trong băng đảng ma túy Medellin. Theo ước tính, trong những năm 80, bà ta kiếm khoảng 80 triệu USD mỗi tháng.
    Bà nổi tiếng là một nữ trùm khát máu. Năm 11 tuổi, Blanco trở thành kẻ sát nhân khi bắt cóc và giết hại một cậu bé vì gia đình nạn nhân không thể trả tiền chuộc. Bà thậm chí còn sát hại 3 ông chồng và nhận lấy biệt hiệu “Góa phụ Đen”. Trong cả cuộc đời, Blanco dính líu đến hơn 200 vụ giết người, theo Biography.
    Sau vụ Blanco giết các cháu gái của nhà cung cấp người Colombia, các thành viên trong Medellin chống lại bà ta. Cùng với đó, cảnh sát bắt đầu truy lùng nữ trùm vì các vụ giết người ở thành phố Miami, bang Florida. Blanco buộc phải chạy trốn. Năm 1985, cảnh sát tống bà vào tù vì liên quan đến 3 vụ giết người. Tuy nhiên, họ buộc phải thả bà ta vào năm 2004 vì những trục trặc trong quá trình truy tố. Các nhà chức trách trục xuất Blanco và Colombia, nơi bà bị bắn chết vào năm 2012.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-nu-trum-xa-hoi-den-khet-tieng-nhat-moi-thoi-dai-ky-2-a50620.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan