+Aa-
    Zalo

    Những nữ tướng quyền lực gây dựng và chèo lái gia tộc đình đám ở Việt Nam

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trên thươпg trường Việt ghi nhận nhiều “nữ tướng” quyền lực, gây dựng và chèo lái cơ ngơi của gia tộc đình đám.

    Những nữ tướng quyền lực gây dựng và chèo lái gia tộc đình đám ở Việt Nam

    Bạch Hiền (t/h)

    Trên thươпg trường Việt ghi nhận nhiều “nữ tướng” quyền lực, gây dựng và chèo lái cơ ngơi của gia tộc đình đám.

    Bà Nguyễn Thị Sơn - Nhà sáпg lập Sơn Kim Group

    Nhắc đến gia tộc Sơn Kim, ɴgườι ta nhớ ngay đến “nữ tướng” Nguyễn Thị Sơn- “nữ cường nhân” của giới kinh doanh Việt Nam.

    Xuất thân trong một gia đình có truyền thống về may mặc, bà Nguyễn Thị Sơn từng là nhà quản lý doanh nghiệp may mặc quốc doanh Legamex, Hiệu trưởng trường Cáп bộ quản lý doanh nghiệp…

    Năm 1987, bà Sơn chính thức trở thành lãnh đạo chính của Sơn Kim Group; sau 30 năm phát triển từ một công ty may mặc trở thành một tập đoàn đa ngành sở hữu khoảng 11 công ty, chuyên kinh doanh 4 mảng chính gồm: SonKim Land (bất động sản), VGS Shop (bán lẻ trên truyền hình), SonKim Mode (thời trang) và Vissions 21 (Khai thác phim trường).

    Tính đến cuối năm 2019, quy mô tài sản của Sơn Kim Group vào khoảng 7.600 tỷ đồng, doanh thu trung bình hàng năm lên đến 800 tỷ đồng (theo số liệu trong năm 2017).

    Cả 5 người con của bà Nguyễn Thị Sơn đều trở thành những doanh nhân hàng đầu tại Việt Nam.

    Hiện, "nữ tướng" của Sơn Kim Group đã "lui về hậu trường" và không nắm giữ bất cứ chức vụ cụ thể gì tại tập đoàn nhưng vẫn được coi là ngườι phụ nữ quyền lực nhất gia tộc.

    "Tôi không tưởng tượng được khán giả ghét mình đến thế! Tôi đã bị cắt và phải đền nhiều hợp đồng quảng cáo. Trấn Thành bảo tôi mất bao nhiêu, anh ấy sẽ bù lại. Tôi rất cảm kích, nhưng không muốn nhận tiền của anh ấy", Hari kể lại khoảng thời gian ấy.

    Doanh nhân Nguyễn Thị Quỳnh Nga - Gia tộc Lý Quí

    Gia tộc Lý Quí của doanh nhân Nguyễn Thị Quỳnh Nga nổi tiếng không chỉ ở Sài Gòn mà còn có tiếng ở khắp Việt Nam khi sở hữu hàng loạt chuỗi nhà hàng, quán cà phê như Ciao, Terrace, Ibox, Goody, Paris Deli, Fly Cupcake Garden, Maxim's Nam An, An, An Viên, Thanh Niên, Gloria Jean's...

    Ngoài lĩnh vực ẩm thực, gia tộc có sức ảnh hưởng nhất nhì Sài Thành còn mở rộng hoạt động kinh doanh sang đồ nội thất gia đình.

    Gia tộc Lý Quí sở hữu nhiều bất động sản sang trọng, đắt đỏ ở trung tâm thành phố, mỗi thành viên trong gia đình đều sống ở những căn penthouses, biệt thự bề thế.

    Nữ doanh ɴɦân Nguyễn Thị Quỳnh Nga và chồng của mình là ɴgườι đặt những nền móng ƌầυ tiên cho con đường kinh doanh của gia tộc. Tuy nhiên, bà khá kín tiếng trước truyền thông. Dư luận biết đến người phụ nữ này chủ yếu qua những bức hình với cháu trai Lý Quí Khánh.

    Căn nhà bà đang ở được cho là một biệt phủ rộng lớn ở Bình Dương và vô cùng kín đáo. Nó rộng đến mức muốn đi từ cổng vào đến cửa nhà phải chạy xe vài cây số.

    Bà Nguyễn Thị Cải- "Người đàn bà thép" của Thái Hưng

    Nữ doanh nhân Nguyễn Thị Cải được biết đến như người “đàn bà thép” có khả năng làm khuynh đảo thị trường nơi “đất thép” Thái Nguyên. Dưới sự điều hành của bà Cải, với những quyết định táo bạo và nước đi mạo hiểm, doanh nghiệp của gia đình bà đã đạt được những kết quả kinh doanh đáng nể trong ngành thép Việt Nam.

    Được biết, hai vợ chồng ông bà Nguyễn Quốc Thái, Nguyễn Thị Cải thành lập Công ty kinh doanh thép từ năm 1993 và rồi trở thành doanh nghiệp ngành thép có tiếng ở miền Bắc. Doanh nghiệp sau đó đổi tên thành Công ty Cổ phần Thương mại Thái Hưng (Công ty Thái Hưng).

    Ba mảng kinh doanh chính doanh nghiệp vợ của vợ chồng bà Cải là sản xuất (phôi thép, cốp pha thép, chế biến lâm sản, kết cấu, xây dựng), kinh doanh (thép xây dựng, phôi thép, phế liệu kim loại, sách văn hóa phẩm, kinh doanh lâm sản) và dịch vụ (vận tải, khách sạn, nhà hàng...). Trong đó, hai lĩnh vực đầu tỏ ra nổi trội hơn.

    Công ty của gia đình bà Cải là cổ đông lớn ở Công ty Gang thép Thái Nguyên (Tisco) chỉ sau Tổng công ty thép Việt Nam, và chiếm cổ phần lớn ở thép Việt Ý.

    Doanh nghiệp này là nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào chủ yếu cho các nhà máy thép tên tuổi như: CTCP Gang Thép Thái Nguyên, CTCP Thép Việt Ý, Công ty TNHH NatSteelVina (NSV, liên doanh giữa Tập đoàn NatSteel - Singapore và Tổng công ty thép Việt Nam, nhà máy tại Thái Nguyên), Công ty sản xuất Thép Úc SSE (Hải Phòng), Công ty thép VSC-POSCO (VPS, Thép Việt –Hàn, là liên doanh giữa Tổng Công ty thép Việt Nam với Tập đoàn POSCO của Hàn Quốc, tại Hải Phòng)…

    Ngoài lĩnh vực thép thương mại, Thái Hưng của gia đình bà Cải sau khi được chuyển cho thế hệ sau quản lý đã lấn sân ở nhiều lĩnh vực khác, trong đó có mảng bất động sản. Nổi bật đó là dự án Thái Hưng Eco City (Crown Villas) trên khu đất vàng của nhà máy thép Gia Sàng. Gần đây, Công ty Thái Hưng đã lấn sân sang mảng kinh doanh mới là bán sách khi nắm lượng lớn cổ phần, đồng thời giữ các vị trí chủ chốt tại Công ty cổ phần phát hành sách Thái Nguyên (Mã UpCom: STH).

    Năm 2015, bà Nguyễn Thị Cải và chồng quyết định bàn giao hầu hết các vị trí lãnh đạo quan trọng tại doanh nghiệp cho thế hệ F1 của mình.

    DOISONGPHAPLUAT.COM |

    <% include googleAnalystic %>
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-nu-tuong-quyen-luc-gay-dung-va-cheo-lai-gia-toc-dinh-dam-o-viet-nam-a554571.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan