+Aa-
    Zalo

    Nỗi ám ảnh thiên tai lũ lụt năm 2017

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Năm 2017 được đánh giá là một năm thiên tai vô cùng khốc liệt, diễn ra hầu khắp các vùng miền trên cả nước, khiến 386 người chết và mất tích.

    Năm 2017 được đánh giá là một năm thiên tai vô cùng khốc liệt, diễn ra hầu khắp các vùng miền trên cả nước, khiến 386 người chết và mất tích, thiệt hại về kinh tế khoảng 60.000 tỷ đồng.

    Lũ quét ở Yên Bái, Sơn La, Lai Châu khiến 45 người chết, mất tích

    [presscloud]859[/presscloud]

    Đợt mưa lũ lịch sử tại các tỉnh miền núi phía Bắc xảy ra từ ngày 1-3/8 đã khiến 45 người chết, mất tích, bị thương, hang trăm ngôi nhà bị lũ cuốn trôi, sập đổ. Thiệt hại trên 500 tỷ đồng.

    Cụ thể, 9 người chết (Yên Bái: 2 người, Sơn La: 6 người, Lai Châu: 1 người); 24 người mất tích (Yên Bái: 12 người, Sơn La: 10 người, Lai Châu: 2 người); 12 người bị thương (Yên Bái: 9 người, Sơn La: 3 người).

    Lũ quét ở Yên Bái, Sơn La, Lai Châu... đã khiến 196 nhà bị cuốn trôi, sập đổ hoàn toàn (Yên Bái: 29 nhà, Sơn La: 167 nhà); 75 nhà bị ảnh hưởng do sạt lở (Yên Bái: 25 nhà, Sơn La: 43 nhà, Điện Biên: 7 nhà); 102 nhà tốc mái (Cao Bằng: 37 nhà, Điện Biên: 65 nhà).


    Lũ quét kinh hoàng ở Mù Cang Chải, Yên Bái. Ảnh: VOV

    Hơn 130 ha lúa bị cuốn trôi, vùi lấp do sạt lở (Sơn La: 119ha, Điện Biên 12ha); 124ha ngô, lạc bị thiệt hại (Sơn La: 121ha, Điện Biên 3ha); 5 ha đất ruộng bị sạt lở (Lai Châu: 2ha, Điện Biên: 3ha); 89 gia súc (Yên Bái: 10 con, Sơn La: 40 con, Lai Châu: 29 con, Điện Biên 10 con), 835 gia cầm (Sơn La: 800 con, Điện Biên 30 con, Cao Bằng 5 con) bị chết.

    Ngoài ra, nhiều công trình bị hư hại như sạt lở 13.642m3 đường quốc lộ (Điện Biên: 13.442m3 trên QL 12, QL279B, QL 279C, QL 4H; Yên Bái: 200m3 trên QL32); 40.136m3 đường tỉnh lộ (Lai Châu: 9000m3 trên một số tuyến đường giao thông huyện Nậm Nhùn, Mường Tè; Điện Biên: 14.636m3 trên ĐT150, ĐT142, ĐT143; Yên Bái: 16.500m3 trên tuyến đường tổ 8, thị trấn Mù Cang Chải, đường tuyến xã Chế Cu Nha và Chế Cu Nha II). Ngoài ra, lũ cuốn trôi 3.000m đường tỉnh lộ 109 làm xã Nậm Chiến và thủy điện Nậm Chiến bị cô lập; đường tỉnh lộ đi 5 xã huyện của huyện Mường La bị sạt lở gây ách tắc giao thông; 144 công trình thủy lợi bị thiệt hại (Yên Bái: 141 công trình, Sơn La: 3 công trình); 2000m kè bờ suối thuộc huyện Mường La, tỉnh Sơn La.

    Bão số 10 đổ bộ vào miền Trung, "cuốn phăng" 11 nghìn tỷ đồng

    10h ngày 15/9, bão Doksuri (bão số 10) đổ bộ Hà Tĩnh, Quảng Bình với sức gió tối đa 133 km/h (cấp 12). Các tỉnh nằm rìa tâm bão như Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị cũng chịu thiệt hại.

    Cột tháp truyền hình cao chừng 100m tại Kỳ Anh (Hà Tĩnh) bị bão quật đổ.. Ảnh: Báo Hà Tĩnh

    Ngày 19/9, Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai báo cáo về thiệt hại do bão Doksuri gây ra. Sau sáu tiếng đổ bộ vào Hà Tĩnh - Quảng Bình, bão làm 8 người chết, gần 200.000 ngôi nhà tốc mái, hư hỏng, đổ sập, thiệt hại về tài sản hơn 11.000 tỷ đồng.

    Tại thị xã Kỳ Anh và Hương Khê (Hà Tĩnh), hai tháp truyền hình bị bão quật ngã. Gần 3.000 cột điện gãy đổ khiến 1,5 triệu hộ dân ở miền Trung bị mất điện. Đến nay, mới 1,3 triệu hộ được cấp điện trở lại, gần 200.000 hộ khác ở tâm bão Quảng Bình và Hà Tĩnh dự kiến được cấp điện vào hôm nay.

    Nhiều ngôi nhà bị hư hỏng. Ảnh: Báo Dân Việt

    Bão đã làm tám tàu cá bị chìm, hơn 220 thuyền nhỏ bị hư hỏng cuốn trôi, tập trung ở các tỉnh thành ven biển từ Nam Định tới Quảng Ngãi. Diện tích cây lâu năm bị gãy đổ là 13.000 ha, chủ yếu ở Quảng Bình và Quảng Trị.

    Cơn bão lịch sử số 12 khiến 27 người chết

    Cơn bão số 12 (tên quốc tế là Damrey) đổ bộ vào Nam Trung Bộ và quét qua một phần nam Tây Nguyên ngày 4/11. Cơn bão bắt đầu gây gió mạnh cấp 8-9, đổ vào Khánh Hòa- Phú Yên- Bình Định từ lúc 2h sáng 4/11. Sức gió khi mạnh nhất đạt cấp 13, là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua đổ vào Khánh Hòa.

    Cây xanh bị quật ngã ở Khánh Hòa. Ảnh: Báo Khánh Hòa 

    Bão liên tục quần thảo liên tiếp nhiều giờ, rồi mạnh lên cấp 10, giật trên cấp 12 ở vùng bắc Khánh Hòa- nam Phú Yên, tung hoành suốt gần 2 giờ, sau đó suy yếu dần. Tính toàn cuộc, cơn bão đã quần thảo trên miền đất này liên tục 6 giờ liền, một hiện tượng khá hiếm.

    Tàu hàng đâm vào ghềnh đá ở Bình Định. Ảnh: VnExpress

    Cơn bão số 12 khiến 27 người chết, 22 người mất tích, 529 ngôi nhà bị đổ sập, 28070 nhà tốc mái, hư hỏng.

    Mưa lũ lịch sử khiến 54 người chết

    Hoàn lưu áp thấp nhiệt đới và không khí lạnh từ ngày 9-11/10 đã trút một lượng mưa kỷ lục xuống các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Khiến 90 người chết và mất tích, hàng chục nghìn ngôi nhà bị ngập, sập.

    Cụ thể, vào khoảng 20h ngày 9/10 tại khu vực Ga Lâm Giang, tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai xảy ra một vụ sạt lở đất nghiêm trọng khiến 3 đường ga bị biến dạng... Khối lượng đất đá sụt dự tính khoảng 70.000 m3. Phải mất 4 ngày để khắc phục.

    Hàng nghìn con lợn chết đuối trong mưa lũ. Ảnh: Dân Trí

    Tính từ 1h ngày 10/10 đến 19h ngày 11/10, lượng mưa phổ biến 100-200 mm, có nơi trên 250 mm tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Cảnh báo về lũ quét, sạt lở đất tiếp tục được đưa ra tại các tỉnh ở vùng núi phía bắc như Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế. Ngập úng ở Thái Nguyên, Hà Nội, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, TP Thanh Hóa (Thanh Hóa), TP Vinh (Nghệ An), thị xã Kỳ Anh, TP Hà Tĩnh (Hà Tĩnh).

    Nước lũ đổ về thị xã Nghĩa Lộ. Ảnh: Báo Trí Thức Trẻ

    Sau vụ sạt lở đường sắt tại Yên Bái, các tỉnh từ miền núi phía Bắc tới Bắc Trung Bộ đều có mưa lũ gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Có bản làng, sạt lở đất khiến 18 người thiệt mạng.

    Ngày 11/10, tại Yên Bái, nước lũ trên suối Ngòi Thia dâng cao đã cuốn trôi một mố và nhịp cầu và cuốn trôi 2 người (trong đó có 1 phóng viên của TTXVN) cắt đứt hoàn toàn giao thông từ Văn Chấn vào Nghĩa Lộ. Đến 19h cùng ngày, tại Yên Bái mưa lũ đã khiến 3 người chết; 11 người mất tích; 3 người nghi bị mất tích do sập cầu Ngòi Thia; 7 người bị thương.

    Cầu Ngòi Thia bị sập. Ảnh: Báo Giao thông

    Tại Thanh Hóa, nhiều xã tại huyện Thường Xuân, Nông Cống bị chia cắt, cô lập hoàn toàn, 5 người chết và mất tích. Nhà máy thủy điện Cửa Đạt, Xuân Minh bị ngập.

    Tại Hòa Bình, do mưa lớn kéo dài, trên địa bàn huyện Đà Bắc xảy ra lũ quét và sạt lở nghiêm trọng, gần 10 người thiệt mạng và mất tích.

    Nước lũ ngập tới tận mái nhà. Ảnh: Tri Thức Trực Tuyến

    Cùng ngày, Thủy điện Sơn La đã tạm dừng phát điện để giảm lượng nước từ Sơn La xuống Hòa Bình (bảo đảm khả năng cắt lũ cho hạ du từ hôm nay đến ngày mai), hồ chứa thủy điện Hòa Bình tính toán được lưu lượng nước vào lên tới gần 16.000 m3/s và liên tục phải mở 8 cửa xả đáy.
    Ngày 12/10, tại xóm Khanh, xã Phú Cường, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình xảy ra vụ sạt lở núi kinh hoàng, khiến 18 người chết.

    Sạt lở vùi lấp 18 người ở Hòa Bình

    [presscloud]445[/presscloud]

    Hồi 1h30 ngày 12/10, do mưa lớn nên tại xóm Khanh, xã Phú Cường, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, một vụ sạt lở nghiêm trọng đã xảy ra, vùi lấp 18 người và nhiều nhà sàn.

    Nhận được tin báo, lực lượng chức năng đã khẩn trương có mặt lên phương án tìm kiếm, cứu nạn các nạn nhân.

    Hiện trường vụ sạt lở vùi lấp 18 người ở Hòa Bình. Ảnh: Vietnamnet

    Có thời điểm tại hiện trường tới 300 chiến sĩ gồm lính cứu hỏa, đội cứu hộ, công an, dân phòng, bộ đội....tham gia tìm kiếm người mất tích.

    Lực lượng chức năng đang tích cực sử dụng máy móc thiết bị dò tìm, camera, máy dò nhiệt, chó nghiệp vụ để tìm kiếm các nạn nhân đang mất tích.

    Đúng 1 tuần sau sự cố, trưa 18/10, lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã tìm thấy 2 thi thể cuối cùng trong vụ sạt lở. Như vậy, 18 thi thể bị vùi lấp vào rạng sáng 12/10 đã được tìm thấy. Trong số các nạn nhân, có hai cháu bé 9 tuổi và 3 tháng tuổi.

    Hoàng Yên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/noi-am-anh-thien-tai-lu-lut-nam-2017-a213542.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan