+Aa-
    Zalo

    Nước hoa có nguy cơ làm từ nguyên liệu hết hạn

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Khi cơ quan chức năng kiểm tra đột xuất đã phát hiện một lượng lớn nguyên liệu hết hạn từ 1 năm trước vẫn dùng để sản xuất các loại nước hoa, mỹ phẩm.

    (ĐSPL) – Khi cơ quan chức năng kiểm tra đột xuất đã phát hiện một lượng lớn nguyên liệu hết hạn từ 1 năm trước vẫn dùng để sản xuất các loại nước hoa, mỹ phẩm.


    Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Lâm Đồng vừa phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra hành chính Công ty Cổ phần Tha Von - chủ sở hữu thương hiệu Nước hoa thiên nhiên Miss Đà Lạt. Công ty này có trụ sở tại đường Phù Đổng Thiên Vương, TP Đà Lạt. 

    Báo Dân trí cho biết, quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện giấy chứng nhận công bố chất lượng sản phẩm của công ty này đã hết hạn gần 1 năm.

    Dù chưa có giấy chứng nhận mới nhưng hàng ngàn sản phẩm nước hoa, sáp thơm, kem dưỡng da vẫn được doanh nghiệp này vẫn sản xuất và đã tung ra thị trường tiêu thụ.

    Đặc biệt, ngoài việc sản xuất và kinh doanh các sản phẩm chưa có giấy chứng nhận công bố chất lượng sản phẩm, chủ sở hữu thương hiệu Miss Đà Lạt còn bị phát hiện nhập hàng lậu, nhập nguyên liệu để sản xuất từ nước ngoài nhưng nguyên liệu này đã hết hạn sử dụng.

    Theo VietQ,ngay sau khi kiểm tra và phát hiện các lỗi vi phạm, toàn bộ số nguyên liệu không rõ nguồn gốc cũng như nguyên liệu hết hạn, số sản phẩm được sản xuất từ đầu năm 2016 đến nay đã bị cơ quan chức năng thu giữ để xem xét tiến hành xử lý.

    Cơ quan chức năng cho biết thêm, Công ty CP Tha Von còn có một quầy hàng kinh doanh, giới thiệu sản phẩm tại Trung tâm thương mại BigC Đà Lạt.

    NGỌC BÉ (Tổng hợp)

    Xem thêm video:

    [mecloud]EqveylJjjl[/mecloud]

    Điều 17. Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu

    1. Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, mức phạt tiền như sau:

    a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 1.000.000 đồng;

    b) Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;

    c) Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

    d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

    đ) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

    e) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

    g) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

    h) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

    i) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

    k) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

    2. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 Điều này đối với một trong các trường hợp sau đây:

    a) Người vi phạm trực tiếp nhập lậu hàng hóa có giá trị dưới 100.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

    b) Hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu.

    3. Các mức phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng xử phạt hành chính đối với:

    a) Chủ phương tiện vận tải hoặc người điều khiển phương tiện vận tải có hành vi cố ý vận chuyển hàng hóa nhập lậu;

    b) Chủ kho tàng, bến, bãi, nhà ở có hành vi cố ý tàng trữ hàng hóa nhập lậu;

    c) Người có hành vi cố ý giao nhận hàng hóa nhập lậu.

    4. Hình thức xử phạt bổ sung:

    a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

    b) Tịch thu phương tiện vận tải đối hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp tang vật vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;

    5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường, đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách và sức khỏe trẻ em, văn hóa phẩm độc hại đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nuoc-hoa-co-nguy-co-lam-tu-nguyen-lieu-het-han-a169294.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.