10 bí quyết "siêu dễ" giúp tiết kiệm xăng cho xe máy


Chủ nhật, 30/04/2017 | 00:00


Để tiết kiệm xăng cho xe máy, người điều khiển xe máy cần nắm rõ các việc làm sau.

Để tiết kiệm xăng cho xe máy, người điều khiển xe máy cần nắm rõ các việc làm sau.

Theo một số trang chuyên về tư vấn, sửa chữa và bảo dưỡng xe máy, có 10 điều lưu ý dưới đây để tiết kiệm xăng.

1. Xe khó nổ máy tức là đã bị hao xăng, phải thường xuyên chỉnh sửa cho xe dễ nổ.

Khi xe khó nổ là do hệ cấp xăng và gió của xe sau một thời gian sử dụng đã bị lệch thì cần phải tìm cách chỉnh lại. Xe khó nổ còn do bình điện yếu hoặc bu-gi bị đóng chấu, hay khe hở giữa hai chấu bu-gi bị rộng  nên nạp điện khi thấy bình có biểu hiện yếu (tiếng còi kêu không “đanh”, tiếng máy đề quay yếu).”

2. Giới hạn chế độ chạy ra-lăng-ti.

Nói về ra-lăng-ti thì tốt nhất là nên chỉnh ở mức ổn định, tiếng nổ đều, không có xu hướng lụp bụp rồi tắt máy. Đa số thợ hay chỉnh bxc theo hướng dư xăng. Bạn có thể chỉnh lại theo ý mình.

3. Phải bơm căng bánh xe.

Bơm vừa đủ căng. Nếu bánh xe xẹp quá thì bạn để ý trên đồng hồ tua, mặc dù vòng tua cao nhưng xe vẫn chạy chậm rề rề.

4. Giữ đều tay ga, hạn chế việc tăng và giảm ga đột ngột.

Theo ngôn ngữ bình dân thì đi xe “không để cho mất trớn”. Đi chậm rãi, đều ga, thả trớn hợp lý sẽ khiến cho xe bạn không những tiết kiệm xăng mà còn lâu nóng máy nữa.

“Xe 125cc em chạy trong thành phố khoảng 15’ là máy nóng ran, mặc dù đi với tốc độ thấp. Nhưng do thói quen đi vội, hay nhồi ga và tăng giảm tốc độ liên tục nên nhanh nóng máy. Trong khi đi ngoài xa lộ, kéo đều tay ga 50-60km/h mặc dù động cơ hoạt động ầm ầm nhưng 30’ sau thử rờ chân lên lốc máy cũng chỉ hơi nóng.”

Nếu khéo léo chạy được kỹ thuật âm col thì cũng nên tận dụng để chạy trớn. Ngoài ra việc giảm ga đột ngột sẽ làm cho xăng dư không đốt hết được, và thải ra ngoài. Một số xe còn nghe tiếng nổ lụp bụp ở ống po.

5. Đối với xe công suất lớn, thực hiện việc “bóp họng xăng”.

Hiện trên thị trường phổ biến nhất là các loại jiclo (béc) kích cỡ của bình ThanhDat Centa. Những jiclo được đóng số, do ThanhDat gia công (Ngã 6 Nguyen Chí Thanh) hoặc có thể mua tại Bảo Biển. Thay jiclo chính loại nhỏ hơn đồng nghĩa với việc xe có thể hụp ở nước hậu (do thiếu xăng). Còn với các Jiclo lạ thì có thể nhét dây đồng vào, giảm đường kính lỗ jiclo.  (jiclo của bình Keihin Pe28 cùng loại với bình Centa của Thanhdat)

6. Khi gặp đường lên dốc hay đường xấu cần trả về số thấp.

Khi giảm ga để dừng xe, cần trả về số thấp; khi chạy trở lại, cần bắt đầu từ số 1.

7. Pha vào xăng viên phụ gia tiết kiệm xăng.

“Tác dụng chính của các loại phụ gia là giảm thiểu cặn bám trong bình xăng chính, bộ chế hòa khí, kim phun, xu-pap và buồng đốt. Nhờ khả năng tẩy rửa của chúng, các đường truyền dẫn nhiên liệu sẽ hoạt động được hết công suất.”

8. Hạ nấc kim xăng

Việc hạ kim xăng xuống thấp làm giảm sức kéo của máy, xe chạy chậm lại… và bớt hao xăng. Theo tính toán để chở hai người lớn và lưu hành với tốc độ tối đa cho phép trong thành phố thì công suất cần thiết của xe gắn máy cần không quá 2 mã lực

Thông thường thì kim ga hay ở nấc 3. Xe cũ, kim mòn vẹt có xu hướng hao xăng hơn nên người ta hạ về nấc 2 và 1. Kiểm tra kim xăng nếu đã hạ về hết cỡ (nấc 1) thì có thể thay kim ga. Có thể đem đi súc rửa và thay trái ga mới luôn.

9. Ép xăng ga đầu

Mốt của các xe đời mới và các bộ tiết kiệm xăng chế ở VN bây giờ là "Ép xăng ga đầu, thả xăng ga cuối". Jiclo xăng chính hoạt động chủ yếu từ ga giữa tới ga cuối (1/2 ->hết  ga). Với thói quen đi phố từ 30-60km/h, nhà sản xuất chủ yếu cho bạn chạy ở ga đầu (1/4 ga), vòng tua từ 1000-4000rpm. Với dòng xe đời mới bây giờ, việc bóp jiclo chính tỏ ra là một biện pháp lỗi thời. Vì nó không ép-phê cho lắm ở ga đầu, mà còn có tác hại là đi đường xa thiếu xăng rốc máy, điều này là có hại tới độ bền của máy.

Trở lại với vấn đề "ép xăng ga đầu, thả xăng ga cuối". Nhiều khi lại thấy ngược đời, khi mà nhiều người lại tiết kiệm xăng bằng cách nâng kim ga cho lượng xăng vào nhiều hơn. Việc này sẽ làm tăng lượng xăng ở ga đầu-giữa và ga giữa. Qua đó, bạn có thể thả nhiều gió vào để ép xăng ở ga đầu.

10. Thường xuyên kiểm tra lọc gió và theo dõi khả năng tăng tốc của xe

Ở Việt Nam, 2 bệnh thường gặp khiến cho xe bị hao xăng là:

Nghẹt lọc gió

 Nghẹt lỗ cờ của jiclo phụ

 Trường hợp thứ nhất. Bạn cần làm vệ sinh hoặc thay mới lọc gió đúng hạn kỳ. Lọc gió nghẹt thì xăng lên buồng đốt sẽ nhiều hơn, gây hao xăng.

Lọc gió sau 10.000 km (bên trên, đen thui) và lọc gió mới (bên dưới)

Nghẹt jiclo phụ: Xăng ở một số cây xăng chất lượng không đảm bảo, nhiều cặn. Bộ phận dễ nghẹt nhất là lỗ cờ của jiclo phụ (jiclo garenty). Khi bị nghẹt, triệu chứng thường thấy là ga đầu yếu, tăng tốc bị hụp hụp. Nghẹt làm cho ga đầu thiếu xăng (nhất là khi xảy ra lean-missfire- hụp hụp) thì sẽ trở thành hao xăng. Hoặc là ra thợ chỉnh, thợ sẽ vặn vít gió vô để thêm xăng cho đỡ hụp, chạy thời gian sau thì hết nghẹt => hao xăng.

Hiện giờ thị trường có bán các loại nước xúc bình xăng con. Bạn nên mua loại phụ gia pha chung với xăng (như của Amalie giá 35 nghìn vnd/ chai 335ml dùng cho khoảng 60 lit xăng). Loại này sử dụng tiện lợi (chỉ cần mở nắp bình xăng mà đổ vào rồi chạy thôi) và sử dụng được nhiều lần hơn so với các loại nước súc rửa trực tiếp.

Bạn nên gắn lọc xăng (loại lọc xăng rời, dễ gắn dễ tháo) để hạn chế cặn vào bình xăng con.

Bạn nên tìm loại lọc xăng bằng giấy như hình trái, lọc hiệu quả hơn loại lọc lưới như bên phải. Giá từ 10-12 nghìn vnd. Với các loại lọc xăng thủy tinh (khá đẹp) thì giá khoảng 50-60 nghìn.

(tổng hợp)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/10-bi-quyet-sieu-de-giup-tiet-kiem-xang-cho-xe-may-a188540.html