+Aa-
    Zalo

    Pakistan đối mặt khủng hoảng kinh tế, nguy cơ trở thành "Sri Lanka thứ hai"

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Áp lực chính trị đang làm tê liệt nỗ lực ngăn chặn cuộc khủng hoảng kinh tế ở Pakistan, khiến nhiều người lo ngại rằng quốc gia này khiến "Sri Lanka thứ hai".

    Tờ SCMP đưa tin, trong khi những con số kinh tế đáng báo động làm tăng khả năng vỡ nợ của Pakistan, môi trường chính trị tồi tệ sau khi chính quyền cựu Thủ tướng Imran Khan bị lật đổ vào tháng 4 đã làm tăng thêm rủi ro.

    Ổn định chính trị là chìa khóa cho chương trình nghị sự kinh tế của Pakistan, ngay cả khi được yêu cầu bởi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) với những điều kiện khắc nghiệt.

    Một chính phủ liên minh, bao gồm hàng chục đảng phái khác nhau với các mục tiêu kinh tế và chính trị trái ngược nhau, có nhiệm vụ xử lý những thách thức kinh tế khó khăn.

    SCMP đánh giá, liệu một chính phủ yếu kém có thể xử lý được cuộc khủng hoảng kinh tế đang trở nên trầm trọng hơn do ảnh hưởng của cuộc chiến ở Ukraine, trong bối cảnh làn sóng vỡ nợ tiềm tàng? Do đó, rủi ro vỡ nợ thực sự của Pakistan nằm trên mặt trận chính trị hơn là kinh tế.

    pakistan doi mat khung hoang kinh te nguy co tro thanh sri lanka thu hai
    Cuộc biểu tình chống chính phủ ở Rawalpindi, Pakistan ngày 2/7. Ảnh: AFP.

    Cuộc khủng hoảng ảnh hưởng đến Sri Lanka, quốc gia đã vỡ nợ vào tháng 4 với khoản nợ nước ngoài trị giá 51 tỷ USD, là điều đáng quan tâm. Việc những người biểu tình chống chính phủ xông vào phủ tổng thống Sri Lanka phản ánh sự thất vọng của công chúng đối với việc chính phủ không thể ngăn chặn cuộc suy thoái kinh tế đã gây ra tình trạng thiếu nhiên liệu, lương thực và các nhu yếu phẩm cần thiết khác.

    Tình trạng tương tự xảy ra ở Pakistan, gánh nặng nợ của quốc gia đang tăng lên. Dự trữ ngoại hối đang cạn kiệt khi đồng rupee trượt giá so với USD, thâm hụt tài khoản vãng lai ngày càng gia tăng và giá nhiên liệu, hàng hóa tăng vọt trong bối cảnh nhiệt độ chính trị gia tăng. Trong những tháng tới, đất nước phải đối mặt với tình trạng bất ổn kinh tế tăng lên và cuộc khủng hoảng chính trị ngày càng sâu sắc.

    Nợ nước ngoài và nợ phải trả của Pakistan đã tăng lên 128 tỷ USD vào cuối tháng 3. Họ sẽ phải trả 21 tỷ USD cho các bên cho vay quốc tế để trả nợ nước ngoài trong năm tài chính hiện tại, bắt đầu vào ngày 1/7.

    Sự gia tăng đáng kể này cũng đã làm tăng giá các loại thực phẩm thiết yếu và các mặt hàng khác do chi phí vận tải tăng. Người dân Pakistan đang quay cuồng với lạm phát dưới 21,3%, chịu gánh nặng của giá hàng hóa tăng vọt và tình trạng mất điện thường xuyên.

    Gần 3 tháng trôi qua, một giải pháp thống nhất cho các bất ổn chính trị tại quốc gia Nam Á này vẫn chưa được thông qua. Chính phủ hiện tại của Thủ tướng Shehbaz Sharif hiện tại là một tập hợp của nhiều đảng phái với những quan điểm và mục tiêu hoàn toàn khác biệt về mặt kinh tế cũng như chính trị. Do đó, những đồng thuận về mặt chính sách cũng như sự ổn định chính trị nội bộ hiện đang là một điều "xa xỉ" trong nội bộ chính quyền Islamabad.

    Thủ tướng Shehbaz Sharif hiện vẫn đang nỗ lực đàm phán với các tổ chức quốc tế cũng như các chủ nợ nhằm huy động các gói cứu trợ cũng như những ưu đãi trong việc thanh toán các khoản vay tồn động. Tuy nhiên, những đề xuất của ông Sharif sẽ khó có thể được chấp nhận nếu Pakistan không thể tìm được một giải pháp toàn diện nhằm mang lại sự ổn định chính trị cho quốc gia này.

    Bích Thảo(Theo SCMP) 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/pakistan-doi-mat-khung-hoang-kinh-te-nguy-co-tro-thanh-sri-lanka-thu-hai-a545817.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan