+Aa-
    Zalo

    Phần mềm giúp phát hiện chứng tự kỷ tại Việt Nam

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Hiện nay tự kỷ là một trong những mối quan tâm lo ngại của toàn xã hội khi mà con số về trẻ tự kỷ ở Việt Nam đang ngày tăng lên theo tình trạng đáng báo động.

    (ĐSPL) - Hiện nay tự kỷ đang là một trong những mối quan tâm lo ngại của toàn xã hội khi mà con số về trẻ tự kỷ ở Việt Nam đang ngày tăng lên theo tình trạng đáng báo động.

    Việc phát hiện sớm tự kỷ là một vấn đề cấp bách và quan trọng. Trẻ tự kỷ nếu được phát hiện sớm, sẽ có nhiều cơ hội can thiệp hiệu quả và hòa nhập xã hội.

    Dự án chăm sóc thông minh cho trẻ tự kỷ do CCIHP - Trung tâm sáng kiến sức khỏe và dân số, phối hợp cùng VAN - Mạng lưới người tự kỉ Việt Nam, các chuyên gia trong nước và quốc tế, với sự hỗ trợ về tài chính của quỹ Grand Challenges Canada đã xây dựng phần mềm A365...

    Phát hiện sớm trẻ tự kỷ và hành động kịp thời là vô cùng cần thiết - Ảnh: chinhphu.vn

    Số lượng trẻ được chẩn đoán tự kỷ ngày càng gia tăng

    Ở Việt Nam, tuy chưa có số liệu chính thức về tỷ lệ mắc hội chứng tự kỷ nhưng theo báo cáo của khoa Tâm bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương số trẻ được chẩn tự kỷ trong năm 2010 tăng gấp 4 lần so với năm 2008 (1792 so với 450) và ngày càng có xu hướng tăng lên trong những năm sau.

    Hội y tế công cộng ước tính số người tự kỷ ở Việt Nam là 160.000 người. Mặc dù vậy, các chuyên gia tin rằng con số đó chỉ phản ánh một phần của tảng băng chìm do hiểu biết và khả năng phát hiện, đánh giá, can thiệp còn hạn chế.

    Các nghiên cứu trên thế giới đã khẳng định chương trình can thiệp sớm sẽ giúp trẻ cải thiện các thiếu hụt của trẻ, và can thiệp sớm là hy vọng tốt nhất cho tương lai của con bạn. Can thiệp sớm không chỉ hữu ích cho trẻ mà còn cho toàn thể gia đình khi các kỹ năng và hành vi của trẻ được cải thiện. Vì vậy, phát hiện sớm và hành động kịp thời là vô cùng cần thiết.

    Ứng dụng A365

    Phần mềm này sẽ hỗ trợ cha mẹ, người chăm sóc, cán bộ y tế thực hiện sàng lọc và phát hiện sớm rối loạn phát triển, rối loạn phổ tự kỷ; cung cấp thông tin; can thiệp sớm tại nhà cũng như hỗ trợ các nghiên cứu viên và những người xây dựng phần mềm hiểu rõ hơn tình trạng hiện tại của trẻ để xây dựng chương trình can thiệp phù hợp.

    Dự án này là kết quả của sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà chuyên môn, cha mẹ trẻ có con nhỏ, cha mẹ trẻ tự kỷ, và các trẻ tự kỷ. Để sử dụng phần mềm, cán bộ y tế và cha mẹ cần đăng nhập và sau đó sẽ làm các bài đánh giá, xem thông tin và các video can thiệp cho trẻ.

    Bên cạnh đó, khi tham gia vào chương trình này, cha mẹ còn có cơ hội kết nối với các cha mẹ khác và đặc biệt là mạng lưới Người tự kỷ Việt Nam.

    Ở Việt Nam, tuy chưa có số liệu chính thức về tỉ lệ mắc hội chứng tự kỷ nhưng theo báo cáo của khoa Tâm bệnh thuộc Bệnh viện Nhi Trung ương, số trẻ được chẩn tự kỷ trong năm 2010 tăng gấp 4 lần so với năm 2008 và ngày càng có xu hướng tăng lên trong những năm sau.

    Hội Y tế công cộng ước tính số người tự kỷ ở Việt Nam vào khoảng 160.000 người. Mặc dù vậy, các chuyên gia tin rằng con số đó chỉ phản ánh một phần do hiểu biết và khả năng phát hiện, đánh giá, can thiệp còn hạn chế.

    HUY LÂM(Tổng hợp)

    [mecloud]D8ugY5VkQ7[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/phan-mem-giup-phat-hien-chung-tu-ky-tai-viet-nam-a114870.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.