+Aa-
    Zalo

    Người khuyết tật gây án mạng bị xử lý thế nào?

    ĐS&PL VOV.VN - Nếu khuyết tật tinh thần ở mức độ hạn chế, vẫn nhận thức được một phần mức độ nguy hiểm của hành vi thì vẫn bị chịu trách nhiệm hình sự.

    Nếu khuyết tật tinh thần ở mức độ hạn chế, vẫn nhận thức được một phần mức độ nguy hiểm của hành vi thì vẫn bị chịu trách nhiệm hình sự.

    Tại khu phố Đức Lập (thị trấn Đức Phong, huyện Bù Đăng, Bình Phước) vừa xảy ra vụ án mạng thương tâm. Nạn nhân là bà Trịnh Thị Đ (70 tuổi, ngụ khu phố Đức Lập, thị trấn Đức Phong), làm nghề bán vé số. Hung thủ là Võ Hoàng Vinh (18 tuổi, cùng ở thị trấn Đức Phong), là người khuyết tật, gia cảnh khó khăn, phụ mẹ bán vé số để kiếm sống qua ngày.

    Vụ án mạng bắt nguồn từ việc bà Trịnh Thị Đ và bà Hồng Thị R (49 tuổi, mẹ của Vinh) có mâu thuẫn trong việc bán vé số. Ấm ức vì bị cháu của bà Đ đánh gây xây xát nhẹ, bà R về nói cho con trai biết. Xót mẹ bị đánh, Vinh cầm dao đi tìm bà Đ., xông vào đâm bà này nhiều nhát khiến nạn nhân tử vong.

    nguoi khuyet tat gay an mang co phai chiu trach nhiem hinh su hinh 1

    Theo luật sư Tạ Quốc Long (Công ty luật Đức Bảo), trong vụ án này, đối tượng  Võ Hoàng Vinh đã có những dấu hiệu cấu thành tội giết người. Nội dung vụ việc chưa cho thấy nạn nhân có lỗi dẫn đến hành vi của Vinh.

    Một trong những cấu thành quan trọng của tội phạm là chủ thể của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm. Xét về chủ thể, Vinh là người khuyết tật, nếu khuyết tật về tinh thần thì khi xét đến yếu tố chủ quan có thể xử lý theo các hướng: Nếu khuyết tật tinh thần hoàn toàn không thể làm chủ hành vi thì Vinh sẽ được miễn trách nhiệm hình sự và đưa vào cơ sở chữa bệnh. Nếu khuyết tật tinh thần ở mức độ hạn chế và vẫn nhận thức được một phần mức độ nguy hiểm của hành vi thì vẫn bị chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, Vinh sẽ được giảm nhẹ một phần trách nhiệm khi lượng hình. Có thể đưa đi chữa bệnh trước, đến khi có kết quả sẽ đưa ra xét xử.

    Luật sư Vũ Ngọc Chi (Công ty luật Tam Anh, Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng, về nguyên tắc trong Luật Hình sự, mọi trường hợp tước đoạt tính mạng người khác trái pháp luật đều cấu thành tội giết người. Thông tin cho thấy, trước khi xảy ra án mạng, bà R - mẹ Vinh có xảy ra xô xát với bên bị hại, nếu cần thiết có thể giám định thương tích để xem xét phần lỗi (nếu có) của bị hại. Nếu bị hại có lỗi và có cơ sở xác định đó là hành vi trái pháp luật thì bị cáo có thể được xem xét ở khoản 2 tội giết người; ngoài ra do bị cáo có nhược điểm về thể chất, có thể được xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt.

    Trong trường hợp hành vi của bị hại không xác định lỗi hoặc không xác định có hành vi trái pháp luật thì bị can, bị cáo còn có thể bị áp dụng tình tiết tăng nặng là giết người có tính chất côn đồ. Để làm rõ vụ việc này với tính chất mức độ hành vi phạm tội thì các cơ quan tiến hành tố tụng cần tiến hành các thủ tục tố tụng theo luật định.

    An Minh


    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nguoi-khuyet-tat-gay-an-mang-bi-xu-ly-the-nao-a199798.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan