+Aa-
    Zalo

    Mua pháo về chơi sau Tết, nam sinh viên bị 141 “hỏi thăm”

    ĐS&PL Tổ công tác đặc biệt 141 Công an Hà Nội phát hiện và tạm giữ một nam thanh niên mang theo một dây pháo để đem về nhà… chơi sau Tết.

    Tổ công tác đặc biệt 141 Công an Hà Nội phát hiện và tạm giữ một nam thanh niên mang theo một dây pháo để đem về nhà chơi sau Tết.

    Nguyễn Công Tùng cùng số pháo bị thu giữ

    Khoảng 23h40 đêm qua (ngày 7/2), tổ công tác Y7/141 Công an Hà Nội - do Trung tá Lê Mạnh Hưng làm tổ trưởng khi đang làm nhiệm vụ tại ngã tư Bà Triệu – Hàng Khay, phát hiện một nam thanh niên điều khiển xe máy mang BKS 99G1 – 282.93 có nhiều biểu hiện nghi vấn nên cán bộ tổ công tác yêu cầu dừng xe kiểm tra.

    Tại thời điểm kiểm tra, cán bộ tổ công tác phát hiện bên trong cốp xe của nam thanh niên có chứa nhiều ống nhỏ gắn thành dây (nghi là pháo nổ). Qua đấu tranh, nam thanh niên cho biết tên là Nguyễn Công Tùng (sinh năm 1997, đang là sinh viên trú tại quận Thanh Xuân, Hà Nội). Tùng thừa nhận đồ vật trong cốp xe là pháo và mua về để chơi… sau Tết.

    Hiện, vụ việc được bàn giao cho Công an phường Hàng Trống tiếp tục điều tra, làm rõ.

    Điều 232 Bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009 về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ theo đó:

    1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;

    c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

    d) Gây hậu qủa nghiêm trọng;

    đ) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

    Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/mua-phao-ve-choi-sau-tet-nam-sinh-vien-bi-141-hoi-tham-a180196.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan