Bộ Tài chính cần khẩn trương thực hiện CV số 504/UBTCNS14 của UB Tài chính – Ngân sách QH


Thứ 3, 23/05/2017 | 01:01


Cùng sự kiện

Đó là nhận định của Luật sư Lê Đình Vinh sau khi UB Tài chính – Ngân sách QH có Công văn yêu cầu Bộ Tài chính nhanh chóng xử lý các vướng mắc trong việc thực thi Luật 107

Đó là nhận định của Luật sư Lê Đình Vinh sau khi UB Tài chính – Ngân sách QH có Công văn yêu cầu Bộ Tài chính nhanh chóng xử lý các vướng mắc trong việc thực thi Luật thuế GTGT và Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Sau cuộc họp với doanh nghiệp, Hiệp hội xi măng Việt Nam và Tổng Cục Hải quan tại trụ sở Báo Đời sống & Pháp luật, ngày 16/5 vừa qua UB Tài chính – Ngân sách Quốc hội ban hành Công văn số 504/UBTCNS14 đề nghị Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng Cục Hải quan dừng việc yêu cầu các doanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ cam kết về tỷ lệ tài nguyên khoáng sản chi phí năng lượng mà pháp luật không quy định. Đồng thời, tại Công văn này, UB Tài chính - Ngân sách Quốc hội cũng đề nghị Bộ Tài chính tiến hành tổng kết, đánh giá việc thực hiện quy định về xác định tỷ lệ tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên để báo cáo Chính phủ và sớm trình Quốc hội xem xét sửa đổi quy định này.

Bình luận về vấn nêu trên, Luật sư Lê Đình Vinh – Giám đốc Công ty Luật TNHH Vietthink cho biết: “Việc Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội ban hành Công văn 504/UBTCNS14 là một tín hiệu đáng mừng đối với các doanh nghiệp. Nó thể hiện rằng các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở cấp cao nhất đã sẵn sàng lắng nghe và tiếp thu những nguyện vọng chính đáng của doanh nghiệp. Đồng thời, nó cũng cho thấy ý kiến kiến nghị của các doanh nghiệp và các chuyên gia pháp lý về những bất hợp lý của Công văn 9744/TCHQ-TXNK là có căn cứ”.

Tiến sĩ, Luật sư Lê Đình Vinh - Giám đốc Công ty luật TNHH Vietthink.

Việc các cơ quan giám sát của Quốc hội theo dõi sát sao quá trình thực thi pháp luật và sẵn sàng vào cuộc tháo gỡ vướng mắc của doanh nghiệp, cùng với quyết tâm thực hiện phương châm “Chính phủ kiến tạo, phát triển” sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho nền kinh tế và các doanh nghiệp. Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp ngành xi măng nói riêng có thể yên tâm, tin tưởng vào một môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch và thông thoáng đang được khởi tạo” – Luật sư Vinh chia sẻ.

Tuy nhiên, theo Luật sư Lê Đình Vinh, Công văn 504/UBTCNS14 mới chỉ là bước đầu trong việc tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp ngành xi măng.Vấn đề quan trọng là “Bộ Tài chính cần khẩn trương tiến hành tổng kết, đánh giá về những bất hợp lý trong việc thực thi Luật thuế GTGT, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, báo cáo Chính phủ để sớm trình Quốc hội xem xét, sửa đổi cac luật trên nhằm, bảo đảm tính khoa học, thống nhất trong việc áp dụng pháp luật, góp phần khuyến khích hoạt động sản xuất và xuất khẩu xi măng ở nước ta”.

Trước đó, như đã phản ánh trên doisongphapluat.com, mặt hàng xi măng nếu có giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên, người khai hải quan phải khai thuế xuất khẩu 5%. Nếu khai 0%, thì người khai Hải quan phải nộp thêm các “bản cam kết về giá trị tài nguyên khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm dưới 51% giá thành sản phẩm” và “Bản cam kết kế toán về giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm dưới 51% giá thành sản phẩm của năm trước đó liền kề”. Sự việc này đã gây ra các phản ánh trái chiều từ giới Luật sư, doanh nghiệp, Hiệp hội, vì hiện nay chưa có quy định nào nêu rõ mức thuế xuất khẩu đối với mặt hàng xi măng đồng thời không có văn bản nào từ Luật, Nghị định, Thông tư yêu cầu doanh nghiệp nộp các bản cam kết nêu trên khi khai thuế xuất khẩu.

Việc ban hành Công văn số 504/UBTCNSQH14 cho thấy sự sát sao của cơ quan của Quốc hội trong việc đảm bảo việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, đảm bảo nguyên tắc Nhà nước pháp quyền của dân do dân vì dân.

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bo-tai-chinh-can-khan-truong-thuc-hien-cv-so-504ubtcns14-cua-ub-tai-chinh-ngan-sach-qh-a190946.html