+Aa-
    Zalo

    Phát hiện sai phạm đất đai hơn 8.300 tỷ đồng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Qua báo cáo của Kiểm toán Nhà nước về việc hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý sử dụng đất đai dự án khu đô thị tại 7 tỉnh, thành, đã lộ rõ sai phạm đất đai hơn 8.300 tỷ

    Qua báo cáo của Kiểm toán Nhà nước về việc hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý sử dụng đất đai dự án khu đô thị giai đoạn 2013-2016 tại 7 tỉnh, thành, đã lộ rõ sai phạm đất đai hơn 8.300 tỷ đồng.

    Kết luận của Kiểm toán Nhà nước khi kiểm toán việc quản lý đất tại Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM, Khánh Hòa, Thanh Hóa cho thấy, việc phê duyệt quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của các địa phương này chưa sát với nhu cầu, tình hình sử dụng đất thực tế; chất lượng lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết còn yếu kém. Điều này dẫn đến quá trình triển khai thực hiện dự án phải điều chỉnh nhiều lần do trùng lắp quy hoạch với các dự án khác hoặc không phù hợp với quy hoạch chung.

    Qua báo cáo của Kiểm toán Nhà nước đã lộ rõ sai phạm đất đai hơn 8.300 tỷ đồng - Ảnh: Vietnamnet.

    Quy hoạch giao thông và quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch chi tiết dự án phát triển nhà ở còn thiếu đồng bộ. Một số chỉ tiêu quy hoạch xây dựng chưa đảm bảo theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam và các quy định hiện hành như diện tích đất bố trí xây dựng trường học, trường mầm non, y tế không đủ nhu cầu tại chỗ; bố trí đất làm bãi đỗ xe, cây xanh thiếu so với quy định; khoảng cách giữa các dãy nhà cao tầng chưa đảm bảo mức tối thiểu theo quy chuẩn,..

    Một số dự án phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch nhưng không tiếp thu đầy đủ ý kiến các bộ, ngành chức năng dẫn đến một số chỉ tiêu không phù hợp quy định; quy hoạch 1/500 không tuân thủ quy hoạch 1/2000 được duyệt dẫn đến phá vỡ quy hoạch chung.

    Điều chỉnh quy hoạch của một số dự án tại các thành phố lớn không căn cứ vào định hướng quy hoạch chung, còn bất cập. Đa số theo xu hướng tăng số tầng, vượt quá số tầng và chiều cao tầng theo quy định, tăng diện tích sàn, chia nhỏ diện tích căn hộ hoặc bổ sung chức năng nhà ở vào các lô đất thương mại, văn phòng, giảm diện tích công cộng, cây xanh. Điều này đã làm cho mật độ và số lượng dân số tăng. Đây là yếu tố cơ bản gây áp lực lớn tới hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đặc biệt là giao thông đô thị, y tế, giáo dục làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của cộng đồng dân cư.

    Trước đó, báo cáo tại buổi làm việc với Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân ngày 3/10/2017, Kiểm toán Nhà nước cho hay, năm 2016, KTNN đã kiến nghị xử lý 38.776 tỷ đồng, cao nhất trong 22 năm hoạt động của ngành Kiểm toán.

    Riêng 8 tháng đầu năm 2017, tổng hợp sơ bộ kết quản xử lý tài chính của 108 báo cáo kiểm toán là 22.954 tỷ đồng, trong đó thu về cho ngân sách trên 11.000 tỷ đồng, giảm chi 6.783 tỷ đồng. Con số thu về cho ngân sách, theo Tổng KTNN Hồ Đức Phớc, cao bằng thu ngân sách của 2 địa phương trong cả năm.

    Hằng Thanh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/phat-hien-sai-pham-dat-dai-hon-8300-ty-dong-a218783.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan