+Aa-
    Zalo

    Quan sát “trăng máu” từ Việt Nam như thế nào?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Trăng máu, hay còn gọi là hiện tượng nguyệt thực toàn phần sẽ bắt đầu từ chiều tối nay, 8/10.

    (ĐSPL) – Trăng máu, hay còn gọi là hiện tượng nguyệt thực toàn phần sẽ bắt đầu từ chiều tối nay, 8/10.

    Đây là lần nguyệt thực thứ nhì trong chuỗi bốn nguyệt thực toàn phần liên tiếp cách nhau 6 lần trăng tròn, lần nguyệt thực toàn phần trước đã diễn ra vào ngày 15/4 và hai lần tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 4/4 và 28/9/2015.

    Quan sát “trăng máu” từ Việt Nam như thế nào?
    Ảnh minh họa. Nguồn: inquisitr.com

    Tin tức trên báo Khám Phá cho biết, theo tính toán của NASA, trừ châu Âu, châu Phi và một phần nhỏ khu vực châu Á không quan sát được nguyệt thực toàn phần, còn lại các khu vực khác đều có thể quan sát được, rõ nhất là phía tây Bắc Mỹ, Australia và phía đông Châu Á.

    Tại Việt Nam, nguyệt thực nửa tối (penumbral eclipse) bắt đầu từ 15h15 ngày 8/10 khi trăng đi vào vùng bóng nửa tối của Trái đất, nhưng nguyệt thực nửa tối sẽ rất khó nhận biết vì Mặt trăng chỉ tối hơn bình thường một chút.

    “Nguyệt thực toàn phần bắt đầu lúc 17h25 và toàn bộ Mặt trăng sẽ chuyển sang màu đỏ. Hiện tượng này đạt cực đại vào lúc 17h54, cũng là lúc Mặt trăng nhuốm màu đỏ rõ ràng nhất. Cũng vì vậy hiện tượng này còn gọi là "trăng máu" - Anh Đặng Tuấn Duy, Câu lạc bộ Thiên văn nghiệp dư TP HCM (HAAC).

    Theo thông tin trên báo Kiến thức, "Mặt trăng máu" là hiện tượng vũ trụ cực kỳ hiếm. Hiện tượng chỉ có thể nhìn thấy rõ ràng khi Mặt trăng ở phía trên đường chân trời khoảng 2 độ, còn Mặt trời ở phía dưới chân trời khoảng 2 độ.

    Nguyên nhân Mặt trăng chuyển sang màu ửng đỏ là do bước sóng ánh sáng từ Mặt trời. Khi ánh sáng Mặt trời đi qua lớp khí quyển Trái đất, do hiện tượng tán xạ Raleigh nên các bước sóng ngắn như màu xanh, tím... bị khí quyển Trái đất tán xạ gần như hoàn toàn, chỉ còn ánh sáng có màu về phía đỏ.

    Bầu khí quyển Trái đất như thấu kính hội tụ làm ánh sáng đỏ xuyên qua có hướng lệch về trục chính của vùng bóng tối tạo ra bởi Trái đất và ánh sáng này đã chiếu rọi Mặt Trăng khi nó đi qua. Do vậy, Mặt trăng có màu đỏ khi diễn ra Nguyệt thực.

    Đối với đa số người dân sống tại Việt Nam, thời điểm bắt đầu quan sát được hiện tượng sẽ bắt đầu từ 17h45 hoặc 18h00 (khi đã diễn ra được một phần pha toàn phần) và có thể quan sát toàn bộ cho tới khi nguyệt thực kết thúc, người quan sát cần ở vị trí thật trống ở hướng đông và chân trời ít mây.

    Chuyên trang về đề tài Thiên văn học, vutrutrongtamtay.org cho biết, lần nguyệt thực toàn phần này sẽ khó quan sát được ở Việt Nam.

    Mặt Trăng sẽ bị che khuất từ 15:15 trưa ngày 8/10. Lúc 16:15 Mặt Trăng sẽ đi vào vùng bóng tối của Trái Đất, nếu bạn đứng trên Mặt Trăng và nhìn thẳng về Trái Đất vào lúc này, bạn sẽ thấy Trái Đất che Mặt Trời lại và nơi bạn đang đứng cũng sẽ bị tối lại.

    Khi Mặt Trăng từ từ tiến vào vùng bóng tối của Trái Đất thì bạn khi quan sát từ Trái Đất cũng thấy Mặt Trăng từ từ bị chuyển màu, như là một vết cắn từ từ rộng ra vậy. Phần đổi màu đó chính là bóng của Trái Đất che lại.

    Cuối cùng, Mặt Trăng sẽ vào hoàn toàn vùng tối của Trái Đất lúc 17:26 và nguyệt thực toàn phần bắt đầu. Ở thành phố Mỹ Tho thì Mặt Trăng sẽ mọc vào lúc 17:46, trong khi ở thành phố Đà Nẵng thì Mặt Trăng sẽ mọc vào lúc 17:35, mà nguyệt thực đã bắt đầu từ 17:26, vậy bạn sẽ phải quan sát nguyệt thực từ lúc Mặt Trăng còn ở rất thấp đường chân trời.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/quan-sat-trang-mau-tu-viet-nam-nhu-the-nao-a54529.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan