+Aa-
    Zalo

    Sập nhà cổ tại Hà Nội: Trách nhiệm thuộc về ai?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Vụ sập nhà cổ ở số 107 Trần Hưng Đạo, Hà Nội đã làm 2 người chết và 6 người bị thương trong đó có 1 người bị thương nặng.

    (ĐSPL) - Vụ sập nhà cổ ở số 107 Trần Hưng Đạo, Hà Nội đã làm 2 người chết và 6 người bị thương trong đó có 1 người bị thương nặng.

    [mecloud]PyA10phXQr[/mecloud]

    Như tin tức đã đưa, vào lúc 12h35 phút ngày 22/9, cán bộ công nhân viên Ban Quản lý dự án (QLDA) Khu vực 1 (đơn vị đường sắt đang trực tiếp quản lý và sử dụng tòa nhà 107 Trần Hưng Đạo) phát hiện tường của tòa nhà bị nứt và đã báo cáo lãnh đạo kịp thời để tổ chức sơ tán toàn bộ cán bộ công nhân viên ra khỏi tòa nhà.

    Đến thời điểm 12h40 phút, toàn bộ tầng 2 tòa nhà bị sập đổ. Ban Quản lý dự án Đường sắt khu vực 1 đã lập tức liên lạc với các đơn vị liên quan (cứu thương, cứu hỏa, công an, điện lực) để tổ chức cứu hộ.

    Sau đó, lực lượng cứu hộ đã tổ chức cứu hộ hơn 10 người dân sống ở khu vực xung quanh ra khỏi khu vực tòa nhà bị đổ và kịp thời tổ chức đưa người bị thương đi cấp cứu. Hậu quả của vụ sập nhà đã khiến 2 người chết và 6 người bị thương trong đó có 1 người bị thương nặng.

    Nguyên nhân bước đầu được xác định là do tòa nhà qua nhiều năm sử dụng đã xuống cấp và thời tiết mưa liên tục những ngày gần đây cũng khiến tòa nhà bị thấm nước, giảm khả năng chịu lực.

    Hiện trường vụ nhà cổ sập vào trưa 22/9. Ảnh: Facebook.

    Theo tin tức trên VOV, lãnh đạo quận Hoàn Kiếm đã tới bệnh viện thăm hỏi động viên các nạn nhân bị thương tại các bệnh viện, bước đầu hỗ trợ 1,5 triệu đồng/người bị thương. Ngoài ra cũng hỗ trợ 5 triệu đồng cho gia đình người thiệt mạng.

    Lực lượng chức năng tổ chức sơ tán các hộ dân bị ảnh hưởng, bố trí nơi tạm cư cho 16 hộ dân với 61 nhân khẩu hiện không có chỗ ở tới ở Nhà CT1 Định Công.

    Trao đổi với phóng viên Tiền Phong về vụ sập nhà cổ tại 107 Trần Hưng Đạo, ông Hoàng Tú, Trưởng ban 61, Sở Xây dựng Hà Nội khẳng định, mục đích sử dụng biệt thự này là để làm trụ sở nếu nhà nguy hiểm ngành Đường sắt phải chủ động xử lý…

    Ông Hoàng Tú cho biết nhà sập là biệt thự Pháp thuộc nhóm 2, là nhà vắng chủ trước đây do Sở Nhà đất quản lý, sau đó giao cho Tổng cục Đường sắt thuê mục đích là trụ sở cơ quan, không phải là nhà để ở.

    Đến năm 2013, Tổng Công ty đường sắt được Bộ Tài chính cho phép sắp xếp lại cơ sở nhà đất này theo Quyết định 09 của Thủ tướng Chính phủ, xem xét cấp sổ đỏ cho đơn vị sử dụng. Do vậy hiện nay nhà này không thuộc quản lý của thành phố.

    Phân tích về trách nhiệm, ông Hoàng Tú cho rằng: Đây là nhà đã giao cho đơn vị thuộc ngành Đường sắt thuê làm trụ sở nên tình trạng an toàn tại đó, trách nhiệm sửa chữa do đơn vị được giao sử dụng chịu trách nhiệm.

    “Bên ngành Đường sắt sử dụng nhà mấy chục năm qua thì họ phải biết được tình trạng căn nhà ra sao, cũng giống như mình phải biết về sức khỏe của chính mình. Nếu nhà nguy hiểm, ngành Đường sắt phải báo cáo cơ quan chức năng”, ông Tú nói.

    Tiểu Quỳnh(tổng hợp)

    [mecloud]FLUzCtW8Kf[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/sap-nha-co-tai-ha-noi-trach-nhiem-thuoc-ve-ai-a111758.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.