+Aa-
    Zalo

    Sáp nhập vào Nga: Crimea mất gì?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Sau niềm vui vì được trở về với đất mẹ Nga, người dân Crimea sẽ phải đối diện với những thách thức lớn đang ở phía trước.

    (ĐSPL) – Sau niềm vui vì được trở về với đất mẹ Nga, người dân Crimea sẽ phải thích ứng với nhiều thay đổi cũng như phải đối diện với những thách thức lớn đang chờ đợi.


    Sáp nhập vào Nga: Crimea mất gì?

    Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Crimea Sergei Aksyonov ký hiệp ước sáp nhập tại Điện Kremlin ngày 18/3.

    Quân đội
    Hàng ngàn binh sĩ Ukraine vẫn đóng quân ở Crimea và đối với nhiều người trong số họ, Crimea vẫn chính là nhà. Các nhà chức trách của Crimea thông báo những binh sĩ này có thể ở lại đây nếu họ cam kết trung thành với Crimea, bằng không họ sẽ phải rời khỏi. Trong khi đó, chính phủ Ukraine tái khẳng định việc sẽ không rút quân khỏi căn cứ. Phó Thủ tướng Ukraine Vitaliy Yarema tuyên bố hôm thứ hai rằng “Nếu các nhà chức trách Crimea buộc quân đội Ukraine ra khỏi lãnh thổ, Ukraine sẽ có quyền sử dụng vũ lực”.
    Chính phủ mới của Crimea cho biết họ có ý định tiếp quản tàu hải quân Ukraine trên vùng biển Crimea. Nhưng hầu hết chúng đều trong tình trạng tồi tàn và không đáng giá. Trên thực tế, binh sĩ Ukraine cũng thừa nhận rằng chỉ 4 tàu hải quân có thể sẵn sàng tham chiến.
    Tiền tệ
    Hiện tại, các máy rút tiền ở Crimea vẫn sử dụng đồng tiền hryvnia của Ukraine. Đồng rúp (Nga) hầu như không được sử dụng ở Crimea và các điểm đổi tiền đều chuộng dùng euro hay đô la hơn.
    Crimea có kế hoạch xây dựng một ngân hàng trung ương riêng, liên kết chặt chẽ với Nga và sử dụng rúp là đồng tiền chính thức từ tháng tư. Có thể, một số ngân hàng ở Crimea sẽ sử dụng đồng rúp trong khi số khác sẽ vẫn dùng đồng hryvnia.
    Tân thủ tướng của Crimea, Sergei Aksyonov, cho biết ông hy vọng Crimea sẽ trở thành nhà nước có thể lưu thông hai loại tiền tệ. Quốc hội Crimea đã bỏ phiếu hôm thứ hai giữ hryvnia là đồng tiền chính thức cho tới năm 1916.
    Thứ trưởng Tài chính Nga Sergei Shatalov bỏ ngỏ ý tưởng về một hệ thống thuế đặc biệt dành cho Crimea trong khi các nhà chức trách sửa lại luật lệ và quy định thuế để phù hợp với các điều lệ của Nga, các doanh nghiệp cũng như những tài sản đã được tái đăng ký. Tuy nhiên, Crimea cũng cần khoản tiền mặt hỗ trợ của Nga, nhất là trong trường hợp phương Tây mở rộng các biện pháp trừng phạt như hạn chế visa hay đóng băng tài sản của một số cá nhân, tác động đến các doanh nghiệp ở Crimea.
    Trước kia, khu vực này thường được nhận trợ cấp từ phía chính phủ Ukraine. Mức lương trung bình của người dân ở Crimea là 240 USD/tháng, thấp hơn nhiều so với của Nga. Các nhà phân tích cho rằng Nga có thể phải bơm từ 1 đến 3 tỷ USD mỗi năm cho ngân sách chính phủ Crimea.
    Điện và nước
    Ukraine là nguồn cung 80 – 90\% lượng nước cho Crimea. Một con kênh dẫn nước từ sông Dnieper qua Isthmus và chảy vào bán đảo Crimea. Do lượng mưa thấp và khí hậu khô, ấm vào mùa hè, Crimea cần nguồn nước này để phục vụ cho việc tưới tiêu đất đai. Ukraine tuyên bố họ không có ý định ngừng cung cấp nước cho Crimea do Kiev còn phụ thuộc vào nguồn khí đốt tự nhiên của Nga. Ngoài ra, việc cắt nguồn nước giống như một hành động trả thù và phân biệt đối xử.
    Nga có thể sẽ xây dựng một đường dẫn nước dưới eo biển Kerch vào Crimea và sử dụng nước từ sông Kuban. Tuy nhiên, đây sẽ là một dự án lâu dài và tốn kém.
    Công ty Chernomorneftegaz của Ukraine cung cấp 2/3 lượng khí đốt cho bán đảo này. Các công ty năng lượng của Crimea chỉ đáp ứng được 1/10 lượng điện tiêu thụ. Phần còn lại phụ thuộc vào Ukraine. Nếu Nga phải cung cấp năng lượng cho Crimea, họ sẽ cần xây dựng các đường ống dẫn dầu và nhiều cột tháp.
    Các nguồn năng lượng
    Hôm thứ hai, Quốc hội Crimea đã thông qua một nghị quyết tịch thu tài sản của hai công ty sản xuất năng lượng của Ukraine trên bán đảo này, bao gồm công ty nhà nước Chernomorneftegaz.
    Ngoài ra, Crimea cũng sẽ tiếp quản quyền sở hữu “vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa”.
    Biển Azov và biển Đen ước tính chứa gần 18 nghìn tỷ m3 khí đốt. Nhiều mỏ dầu ngoài khơi ở gần cả phần đất liền Crimea và Ukraine. Đây có thể trở thành điểm nóng nếu xảy ra khủng hoảng.
    Hôm thứ ba, Bộ trưởng Tư pháp Ukraine Pavlo Petrenko mô tả việc tịch thu tài sản Ukraine của Crimea là một “hành động ăn cắp do những người của chính phủ Crimea giả tạo thực hiện”.
    Cuộc khủng hoảng có thể ngăn cản các công ty dầu khí của phương Tây đầu tư vào hoạt động khai thác. Không công ty nào muốn hợp tác với một chính phủ mà Mỹ và Liên minh châu Âu tuyên bố là không hợp pháp.
    Quốc kỳ
    Crimea cũng phải thay đổi lá cờ tổ quốc của họ. Thay vì màu xanh da trời và màu vàng (cờ Ukraine), là cờ của họ sẽ có ba màu đỏ, trắng và xanh da trời.
    Múi giờ
    Chính quyền Crimea thông báo họ sẽ điều chỉnh múi giờ theo giờ Moscow vốn sớm hơn giờ Kiev 2 tiếng vào ngày 30/3. Trước kia, mặt trời mọc vào lúc 7h22 sáng ở thủ đô Simferopol (Crimea). Theo khung giờ mới, mặt trời sẽ mọc vào lúc 9h22.
    Thực phẩm
    Khi dạo quanh một siêu thị ở Simferopol, người ta sẽ dễ dàng nhận thấy hầu hết các loại thực thẩm, đồ gia dụng đều đến từ hoặc thông qua Ukraine. Do yếu tố lợi nhuận và nhu cầu của khách hàng nên nguồn cung thực phẩm vẫn được đảm bảo nhưng chủ yếu phụ thuộc vào việc liệu biên giới mới qua miền bắc Crimea có trở thành một con đường giao thương với châu Âu hay không.
    Cảng Sevastopol là một giải pháp thay thế nhưng nó có thể trở thành một trung tâm xuất- nhập khẩu tốn kém hơn. Mọi trang thiết bị đều cần phải thay đổi nhưng khoản đầu tư trị giá 10 tỷ USD mà một công ty Trung Quốc đưa ra có thể bị hủy bỏ do những bất ổn hiện tại và các lệnh trừng phạt.
    Song Tú(Theo CNN)
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/sap-nhap-vao-nga-crimea-mat-gi-a26223.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan