+Aa-
    Zalo

    Sau vụ xe khách rơi xuống vực: Cấm xe giường nằm là... tụt hậu?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - "Cấm xe giường nằm là chúng ta tụt hậu, bởi nghiên cứu cho thấy không có liên quan đến vấn đề kỹ thuật xe giường nằm với tai nạn giao thông", Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Điện Biên nêu quan điểm.

    (ĐSPL) - "Cấm xe giường nằm là chúng ta tụt hậu, bởi nghiên cứu cho thấy không có liên quan đến vấn đề kỹ thuật xe giường nằm với tai nạn giao thông", Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Điện Biên nêu quan điểm.

    Đó là khẳng định của ông Nguyễn Quốc Mạnh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP vận tải ô tô Điện Biên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Điện Biên trong cuộc tọa đàm về Lộ trình nào an toàn cho xe khách giường nằm, do Báo Giao thông tổ chức chiều nay (19/9).

    Vụ tai nạn thảm khốc ở Lào Cai xảy ra hôm 1/9 khi một xe khách giường nằm 2 tầng của nhà xe Sao Việt lao xuống vực sâu hơn 100m khiến 48 người thương vong đã gióng lên một hồi chuông báo động về thực trạng an toàn của loại hình vận chuyển xe khách giường nằm.

    Sau vụ tai nạn, Bộ GTVT đã có chủ trương siết chặt điều kiện kinh doanh xe khách. Nhận định về chủ trương này, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Điện Biên cho rằng nó rất đúng.

    Sau tai nạn ở Lào Cai: Cấm xe giường nằm là tụt hậu!

    Sau vụ tai nạn ở Lào Cai, nhiều ý kiến cho rằng nên cấm xe giường nằm vì tính an toàn của loại xe này không cao.

    “Tuy nhiên, tôi đề nghị cần hoàn thiện những tiêu chí cụ thể về điều kiện kinh doanh vận tải: người như thế nào, cần bao nhiêu người; phương tiện ra sao… và những quy định này phải áp dụng chung cho tất cả loại hình chứ không riêng gì xe giường nằm. Nếu kiểm tra không đủ điều kiện, chúng ta phải xử lý kiên quyết, như chuyển đổi tuyến đường, thậm chí cho tạm dừng hoạt động, nếu không xã hội sẽ gánh chịu hậu quả”.

    Nói về xe khách giường nằm, ông Mạnh cho rằng xe khách giường nằm có nhiều ưu việt, thuận tiện và được sự chấp thuận của đa số thị trường và người tiêu dùng. Thậm chí, có hành khách đi chuyến này nhưng đã mua vé cho chuyến sau. Và nhiều người chuyển từ máy bay sang đi xe giường nằm.

    “Cấm xe giường nằm là chúng ta tụt hậu, bởi ngoài tính tiện nghi với sức khỏe con người, nghiên cứu của Bộ GTVT cũng cho thấy không có liên quan đến vấn đề kỹ thuật xe giường nằm với tai nạn giao thông. Chưa kể, có sự kết hợp giữa vận tải hành khách với hành lý, hàng hóa rất hợp lý” – Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Điện Biên nhấn mạnh.

    Đồng quan điểm với ông Mạnh, PGS – TS. Phạm Xuân Mai, Nguyên Trưởng khoa Giao thông trường Đại học Bách Khoa TP HCM cũng bày tỏ quan điểm rằng, việc phản ánh xe giường nằm không an toàn chỉ là chưa chính xác. 84\% xe khách hiện nay là xe khách giường nằm, vì người dân có nhu cầu rất lớn với loại phương tiện này.

    “Sử dụng xe khách giường nằm người dân được nghỉ ngơi, giảm bớt mệt mỏi trong hành trình. Do đó, nếu chỉ nhận xét xe giường nằm không an toàn sẽ có thể làm mất đi cơ hội sử dụng xe khách giường nằm của số đông người dân” - PGS – TS. Phạm Xuân Mai cho biết.

    Cũng theo TS Mai, thì qua nghiên cứu các vụ tai nạn xe khách giường nằm, có khoảng 30\% tai nạn xảy ra trên đường đèo dốc, 70\% do đồng bằng, như vậy tai nạn cũng không phải do đường sá, mà do quá trình điều khiển phương tiện.

    Sau tai nạn ở Lào Cai: Cấm xe giường nằm là tụt hậu!

    Thế nhưng rất nhiều người dân lại ưa chuộng và đánh giá cao tính tiện lợi của loại hình xe giường nằm này.

    “Trên thực tế, trong số 44 vụ tai nạn xe khách giường nằm nghiêm trọng nhất trong 3 năm gần đây, chỉ có 3 vụ xe lật đổ ngang, điều này chứng tỏ, sự thăng bằng của xe khách giường nằm so với xe khách thông thường không có nhiều khác biệt” – ông Mai nhấn Mạnh.

    Trong khi đó, bà Phan Thị Thu Hiền - Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải cho biết, từ tháng 1/2013 đến nay, đã xảy ra 22 vụ, trong đó có 19 vụ xảy ra vào lúc nửa đêm về sáng, 30\% số vụ tai nạn xảy ra trên đường đèo dốc, tầm nhìn hạn chế.

    Tuy nhiên, chưa vụ TNGT nào xảy ra có nguyên nhân liên quan đến an toàn kỹ thuật của phương tiện.

    “Thực trạng này cho thấy, chúng ta cần có sự báo động, chấn chỉnh với hoạt động của xe khách giường nằm” – bà hiền khẳng định.

    Cũng liên quan đến vấn đề quản lý chất lượng và hoạt động kinh doanh của xe khách giường nằm, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho rằng, qua vụ xe khách giường nằm ở Lào Cai cho thấy các cơ quan quản lý Nhà nước phải nhìn nhận lại với loại phương tiện tiện này. Hiện có khoảng 4.500 xe khách giường nằm. Trong số này chủ yếu là xe 2 tầng, chỉ có khoảng 80 xe 1 tầng. Các xe được sản xuất lắp ráp trong nước khoảng 3 nghìn,  khoảng 800 xe hoán cải, còn lại là xe nhập từ Trung Quốc..

    “Vụ tai nạn ở Lào Cai chạy trong điều kiện địa hình đường cấp 4 miền núi, có những yếu tố kỹ thuật về đường như: bán kính cong, độ dốc, địa hình miền núi dễ sụt trượt, hộ lan, biển báo không phù hợp… Dù có biển báo và hộ lan, nhưng trong điều kiện như vậy cũng khó bảo đảm an toàn” – Thứ trưởng Lê Đình Thọ nhận định.

    Thứ trưởng Bộ GTVT cũng khẳng định: “Thực tế có một số ý kiến cho rằng, xe giường nằm vẫn hoạt động tốt, tuy nhiên cũng có ý kiến ngược lại. Hiện chúng ta đang có  4.500 xe giường nằm nên cần phải có nghiên cứu kỹ càng, có lộ trình rõ ràng để mục tiêu cuối cùng là bảo đảm an toàn khi đi trên các luồng tuyến này.

    Thời gian tới, các cơ quan của Bộ GTVT và các cơ quan  liên quan sẽ nghiên cứu để đưa ra các qui định cụ thể. Không thể ngay lập tức cấm, ngược lại cũng không thể để xe chạy trong tình trạng an toàn không cao. Vì thế cần tập trung nghiên cứu để đưa ra giải pháp hợp lý và hiệu quả nhất, với mục tiêu cao nhất là đảm bảo an toàn và tính mạng cho người dân và hành khách”.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/sau-vu-xe-khach-roi-xuong-vuc-cam-xe-giuong-nam-la-tut-hau-a51419.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan