+Aa-
    Zalo

    Sẽ cấm tất cả các hoạt động quảng cáo sữa

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL)- Trong thời gian sắp tới, tất cả những sản phẩm sữa đều không được quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng nữa.

    (ĐSPL)- Thực trạng lộn xộn trong việc tiếp thị, quảng cáo các sản phẩm sữa cho trẻ em khiến người tiêu dùng đang mất phương hướng trong việc xác định thế nào là sữa thay thế sữa mẹ và sữa dùng cho trẻ đang tăng trưởng.
    PV báo Đời sống và Pháp luật đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng vụ Pháp chế, Bộ Y tế về vấn đề này.
    Sẽ cấm tất cả các hoạt động quảng cáo sản phẩm sữa thời gian tới
    Ông Nguyễn Huy Quang: Sắp tới việc quảng cáo sữa sẽ bị cấm.
    Gây hậu quả lớn
    Thưa ông, hiện nay khái niệm sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ đang có những cách hiểu khác nhau, không thống nhất. Điều này khiến người tiêu dùng đánh đồng tất cả những sản phẩm sữa đang bày bán trên thị trường đều là sản phẩm thay thế sữa mẹ. ông có thể làm rõ hơn vấn đề này?
    Một trong mười điều khuyên dinh dưỡng hợp lý cho trẻ là trẻ phải được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu tiên. Sau sáu tháng thì trẻ cần tiếp tục được cho bú tới 24 tháng tuổi và kết hợp cho trẻ ăn dặm theo từng độ tuổi. Các bà mẹ nên cho trẻ ăn bột nấu với thức ăn thông thường (như thịt, cá, rau...) để đảm bảo lượng protein, xơ, lipit...
    Trong khi đó, sữa mà các công ty đang bán có hai loại. Một loại là infant formula, tức là sữa dùng cho trẻ từ khi sinh cho tới 12 tháng tuổi. Một loại sữa khác là follow up formula, dùng cho trẻ đang tăng trưởng. Cả hai loại sữa này đều không thể thay thế được sữa mẹ và thức ăn dặm cho trẻ (ở đây là bột). Theo Luật Quảng cáo hiện hành thì sản phẩm sữa thứ nhất (tức là loại infant formula) bị cấm quảng cáo và các sản phẩm sữa quảng cáo hiện nay đều là sản phẩm thứ hai, tức là sản phẩm sữa dùng cho trẻ đang tăng trưởng.
    Tuy nhiên, hiện nay cách quảng cáo sản phẩm sữa follow up formula đang khiến cho người tiêu dùng nhầm tưởng rằng, chỉ cần dùng sản phẩm này là đảm bảo tất cả dinh dưỡng, vi chất... cho trẻ mà không cần phải cho ăn bổ sung bất cứ thứ gì nữa. Từ chỗ đó, nhiều bà mẹ không cho con bú sữa mẹ nữa mà chuyển hẳn sang cho ăn sữa follow up formula. Điều này là hoàn toàn không đúng và không phù hợp cho quá trình phát triển toàn diện của trẻ.
    Vậy phải chăng các công ty sữa đang lợi dụng sự nhập nhèm trong cách ghi nhãn mác, tiếp thị, quảng cáo… để "tung hỏa mù" khiến nhiều người tiêu dùng hiểu nhầm công dụng của sản phẩm sữa, thưa ông?
    Rõ ràng, trong hai loại sữa này thì chỉ có loại sữa infant formula là có khả năng thay thế sữa mẹ thôi (nhưng loại này lại bị cấm quảng cáo). Loại sữa còn lại thì không thể thay thế sữa mẹ được, thế nhưng, nhiều công ty sữa đã có những chiêu tiếp thị, quảng cáo lập lờ khiến cho người tiêu dùng nhầm tưởng đó là loại thứ nhất. Cần phải khẳng định rằng, tất cả những sản phẩm sữa đang quảng cáo hiện nay đều quảng cáo loại sữa follow up formula (tức là sản phẩm sữa không có khả năng thay thế sữa mẹ).    
    Về cách ghi nhãn mác của các hãng sữa, tôi cho rằng họ không ghi sai và đều tuân thủ theo những tiêu chuẩn nhất định. Cụ thể cách ghi nhãn mác phải tuân thủ theo tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn Codex (tiêu chuẩn quốc tế về hàm lượng protein, lipit, xơ... có trong một sản phẩm nhất định). Việc cấp phép chứng nhận chất lượng cho những sản phẩm sữa đang quảng cáo cũng tuân theo những tiêu chuẩn cụ thể. Vì vậy, vấn đề nằm ở chỗ, tiếp thị và quảng cáo.
    Nhiều sản phẩm qua quá trình tiếp thị và quảng cáo đã khiến cho người tiêu dùng hiểu nhầm về tác dụng của nó. Chính điều này đã gây ra những hậu quả rất lớn cho người tiêu dùng, đặc biệt làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển bình thường của trẻ nhỏ.
    Không để cho quảng cáo, tiếp thị đánh lừa người tiêu dùng
    Sắp tới Bộ Y tế có những giải pháp gì nhằm ngăn chặn thực trạng "loạn" quảng cáo các sản phẩm sữa như hiện nay?
    Sở dĩ Luật Quảng cáo 2012 cấm quảng cáo các sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi là để khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ. Thế nhưng, trước thực trạng quảng cáo sản phẩm sữa như hiện nay, Bộ Y tế đã có tờ trình lên ủy ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề này. Cuộc họp của ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây cũng đã ra Nghị quyết là sẽ cấm quảng cáo cả hai loại sữa trên để cho phù hợp với Luật Quảng cáo.
    Trong thời gian sắp tới, tất cả những sản phẩm sữa đều không được quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng nữa. Tôi hy vọng rằng, sau khi quy định này đi vào thực tế, chúng ta có thể phần nào hạn chế được những hiểu lầm không đáng có do việc quảng cáo gây ra. Tất nhiên, việc cấm quảng cáo không có nghĩa là cấm kinh doanh. Các hãng sữa vẫn được phép kinh doanh bình thường.
    Nếu vậy liệu có xảy ra tình trạng các doanh nghiệp sữa đẩy mạnh hoạt động tiếp thị tới tận tay người dân hay không? Liệu các doanh nghiệp có tiếp tục lách luật?
    Tất nhiên là chúng tôi sẽ tham mưu để quy định mới sẽ có những ràng buộc trách nhiệm và nghĩa vụ đối với những hoạt động tiếp thị với mục đích sản phẩm phải phản ánh được đúng với bản chất của nó. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn nằm ở người tiêu dùng. Mỗi người phải trở thành người tiêu dùng thông minh để đừng bị những lời quảng cáo, tiếp thị đánh lừa, nhất là những những kiểu tiếp thị kiểu truyền tai, rỉ tai nhau.
    Xin chân thành cảm ơn ông!
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/se-cam-tat-ca-cac-hoat-dong-quang-cao-sua-a43862.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Bao giờ quảng cáo trên truyền hình mới hết

    Bao giờ quảng cáo trên truyền hình mới hết "vô duyên"?

    Bằng đủ những câu từ, hình ảnh phản cảm không ít nhà sản xuất đã "cưỡng bức" cả thị giác và thính giác của khán giả truyền hình mà không biết rằng nếu chính bản thân họ không tôn trọng sản phẩm của mình thì sao có thể mong muốn điều đó ở người tiêu dùng?