+Aa-
    Zalo

    Sẽ trục vớt cầu Ghềnh vào 10 ngày tới

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Liên quan đến sự cố sập cầu Ghềnh ở Đồng Nai, Bộ GTVT yêu cầu phải trục vớt trước ngày 2/4. Hiện các cơ quan chức năng đang lên dự toán kinh phí.

    (ĐSPL) - Liên quan đến sự cố sập cầu Ghềnh ở Đồng Nai, Bộ GTVT yêu cầu phải trục vớt trước ngày 2/4. Hiện các cơ quan chức năng đang lên dự toán kinh phí.

    Tin tức trên VOV, sáng 22/3, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, tại cuộc họp giữa Bộ GTVT với các ngành liên quan, Bộ GTVT đã nghe các đơn vị báo cáo về kết quả khảo sát lòng sông, phương án trục vớt, khôi phục lại cầu, tổ chức lại giao thông đường thủy, đường sắt.

    Theo đó, Bộ GTVT đã giao cho đơn vị thi công công trình của Tổng Công ty Xây dựng số 1 huy động lực lượng đến để tiến hành trục vớt. Tuy nhiên thời gian huy động đến phải mất mấy ngày nhưng Bộ GTVT yêu cầu phải trục vớt trước ngày 2/4. Hiện các cơ quan chức năng đang lên dự toán kinh phí.

    [mecloud]CBeY2TPhKO[/mecloud]

    Thứ trưởng Đông cũng đề nghị trước 24/3, Tổng công ty đường sắt Việt Nam phải chốt được phương án cuối cùng, đồng thời chủ động về kỹ thuật, huy động nhân lực để thực hiện việc điều chỉnh chạy tàu phù hợp. Cần tiếp tục thực hiện để dựng lên hình 3D để xác định phương án tháo dỡ phù hợp, đảm bảo an toàn và báo cáo kết quả cho Bộ GTVT.

    Trước đó vào sáng 21/3, Tri thức trực tuyến đưa tin, lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai đã phối hợp cùng Công an TP HCM, Bộ GTVT và các đơn vị liên quan tổ chức xử lý sự cố sập cầu Ghềnh bắc qua sông Đồng Nai tại TP Biên Hòa (Đồng Nai). 

    Thiết bị quét 3D đáy sông được các kỹ sư của Công ty cổ phần tư vấn thiết kế cảng, kỹ thuật biển (TP HCM) đưa đến hiện trường để phục vụ công tác cứu hộ.  

    Được biết, hình ảnh đáy sông có thể thấy được trong bán kính 200m. Nhưng đáy sông Đồng Nai thì nhìn rõ ở bán kính 50m do sông hẹp. Thiết bị chiếu chụp 3D dưới nước có giá khoảng trên 2 tỷ đồng, tổ vận hành gồm 4 thành viên. 

    Thiết bị máy quét 3D. Ảnh: Tri thức trực tuyến.

    Theo nhóm vận hành, hình ảnh đáy sông được ghi nhận sẽ góp phần xác định vị trí các hạng mục cầu bị chìm, vị trí sà lan để lực lượng cứu hộ đưa ra phương án trục vớt hiệu quả.

    Đại diện công ty cho biết, thiết bị nặng gần 80kg được móc vào cáp treo, sau đó thả xuống nước để quay, chụp đáy sông. Thiết bị sẽ truyền hình ảnh màu về màn hình vi tính chuyên dụng đặt trên thuyền.

    Liên quan đến sự việc, báo Tuổi trẻ đưa tin, khoảng 12h ngày 20/3, trên sông Đồng Nai, đoạn qua phường Bửu Hòa, TP Biên Hòa (Đồng Nai) đã xảy ra 1 vụ tai nạn giao thông đường thủy nghiêm trọng, làm sập cầu Ghềnh.

    Chiếc tàu kéo mang biển số SG 3745 do tài công Trần Văn Giang điều khiển, kéo theo sà lan biển số SG 5984 chở khoảng 800 tấn cát từ Long An về hướng Đồng Nai đã đâm vào trụ mố cầu giữa sông, khiến nhịp giữa cầu gãy, chìm giữa sông.

    Sự việc xảy ra bất ngờ khiến nhiều nhiều người đang di chuyển trên cầu Ghềnh bị rớt xuống sông, sà lan lật ngửa.

    Vụ sập cầu đã làm cho hệ thống giao thông đường sắt Bắc – Nam bị tê liệt hoàn toàn, hàng ngàn hành khách đã phải hoãn chuyến, chậm chuyến tàu, nhiều người phải lên xe ô tô di chuyển đến Biên Hòa để tìm kiếm phương án vận chuyển thay thế.

    Hiện trường vụ sập cầu Ghềnh trên sông Đồng Nai nơi cầu Ghềnh bị sập. Ảnh: TTXVN.

    Trong một diễn biến khác, Trí thức trẻ đưa tin, tại buổi làm việc với Bộ GTVT ngày 21/3, Đại tá Bùi Hữu Danh, Phó Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai khẳng định, không có trường hợp nào trên cầu Ghềnh rơi xuống sông Đồng Nai.

    Đại tá Danh cho biết, thời điểm xảy ra sập cầu, trên cầu có 3 người, dưới đầu kéo sà lan chỉ có 2 người. Toàn bộ 3 người trên cầu, không ai bị rớt xuống sông Đồng Nai.

    Tại buổi làm việc, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam cũng đề xuất 3 phương án khắc phục sự cố. Phương án 1 sẽ tập trung khôi phục 110m đoạn cầu bị sập. Phương án 2 là thay mới cả 3 nhịp, không phải gia cố các trụ mà chỉ tăng cường mố cầu, nếu quyết định sẽ triển khai ngay sản xuất thép trong vòng 2 đến 3 tháng sẽ xong, đồng thời làm mới 2 mố trụ bẳng bê tông cốt thép. Phương án 3 là khôi phục nguyên trạng, có cải tạo.

    Về phương án trục vớt đoạn cầu bị sập xuống sông, qua khảo sát chiều dài 2km (bao gồm hạ lưu và thượng lưu) phạm vi chiều rộng 60m, Cục đường thủy nội địa đề nghị tỉnh Đồng Nai giải tỏa hành lang phía sông Cái để thông tuyến chạy tàu, tránh tình trạng tàu chạy qua khu vực này xảy ra tai nạn thứ 2.

    BẢO KHÁNH(Tổng hợp)

    [mecloud]nOjhQ8eVDk[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/se-truc-vot-cau-ghenh-vao-10-ngay-toi-a124026.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.