Tử tù Nguyễn Hải Dương có được hiến xác cho y học?


Thứ 4, 26/10/2016 | 04:44


(ĐSPL) - Hiến xác cho y học được pháp luật quy định rất cụ thể, tuy nhiên trong trường hợp của Nguyễn Hải Dương cần phải được xem xét.

(ĐSPL) - Các Luật sư cho biết, nguyện vọng hiến xác cho y học được pháp luật quy định rất cụ thể, tuy nhiên trong trường hợp của Nguyễn Hải Dương cần phải được xem xét cụ thể.

Sau hơn 10 tháng bị tòa tuyên bản án tử hình, mới đây, Nguyễn Hải Dương cho biết mình có ý định hiến xác cho y học sau khi chết. Việc này Dương sẽ bàn cùng gia đình khi gặp nhau vào ngày 4/11 tới.

Tử tù Nguyễn Hải Dương.

Liên quan tới vấn đề này, nhiều Luật sư cho rằng, tử tù Nguyễn Hải Dương muốn hiến xác cho y học không phải là điều dễ dàng.

Thạc sỹ - Luật sư Vũ Hồng Hoa, hợp tác xã Luật Đống đa cho biết, hiến xác cho y học sau khi chết là việc làm nhân văn của bất cứ ai. Pháp luật cũng có những quy định cụ thể dành cho những người có nguyện vọng hiến xác cho y học.

Qua đó, theo quy định, người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác.

Luật sư Trần Sỹ Hoàng – Văn phòng Luật sư Ánh sáng Công lý thông tin thêm, pháp luật quy định, có 3 trường hợp sẽ không được nhận xác tử tù sau khi cơ quan chức năng thi hành:

Thứ nhất, tử tù phạm một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh theo quy định của Bộ luật hình sự.

Thứ hai, tử tù bị bệnh truyền nhiễm theo quy đinh tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 3 của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Thứ ba, người xin nhận tử thi không phải là thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của người đã bị thi hành án tử.

Chiếu theo quy định này, tử tù Nguyễn Hải Dương hoàn toàn có thể hiển xác cho y học.

Tuy nhiên, theo Luật sư Sơn Hải – Đoàn Luật sư Hà Nội, việc hiến xác của tử tù Nguyễn Hải Dương phải xem xét trên nhiều góc độ.

“Nếu hiến xác cho y học để nghiên cứu thì tôi nghĩ là được, còn nếu hiến mô tạng, các bộ phận cơ thể để thay thế cho người khác thì rất khó. Bởi Theo Điều 59 Luật Thi hành án hình sự năm 2010 thì Thi hành án tử hình được thực hiện bằng tiêm thuốc độc. Nguyễn Hải Dương bị tiêm thuốc độc thì đương nhiên những bộ phận mô, tạng trên cơ thể sẽ không thể sử dụng.” – Luật sư Sơn Hải nhận định.

Theo nội dung vụ án, Nguyễn Hải Dương (25 tuổi, ngụ An Giang) và chị Lê Thị Ánh L. (con gái ông Lê Văn Mỹ ở huyện Chơn Thành, Bình Phước) yêu nhau từ tháng 10/2013. Tháng 4/2015, khi Linh nói lời chia tay, Dương nghĩ bản thân bị hắt hủi nên nảy sinh ý định trả thù tình bằng cách giết cả nhà người yêu.

Sau khi chuẩn bị nhiều hung khí như dao, súng điện, súng bắn bi, dây rút,... Dương rủ Trần Đình Thoại (28 tuổi, ngụ Vĩnh Long) cùng đi. Rạng sáng 4/7/2015, 2 thanh niên này đến trước cổng nhà ông Mỹ, nhưng không thực hiện được kế hoạch nên bỏ về. Thoại sau đó rút lui vì thấy kế hoạch của Dương giết quá nhiều người nhưng vẫn mua thêm dao cho kẻ chủ mưu.

Biết một mình không thể gây án, Dương rủ Vũ Văn Tiến (25 tuổi, ngụ Bình Phước) tham gia. Rạng sáng 7/7/2015, 2 thanh niên này đột nhập vào nhà ông Mỹ. Tiến siết cổ các nạn nhân để Dương trực tiếp dùng dao sát hại 6 người trong gia đình ông Mỹ.

Tại phiên xử sơ thẩm ngày 17/12/2015, TAND tỉnh Bình Phước tuyên Dương và Tiến tử hình, Thoại 16 năm tù cùng về tội Giết người và Cướp tài sản.

Ai có thể tham gia vào danh sách hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người(tạng) tiềm năng?

- Bất ký ai đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ đều có quyền hiến tặng mô, tạng khi còn sống hoặc đăng ký vào danh sách hiến tặng mô, tạng tiềm năng (Hiến tặng sau khi chết, chết não).

- Những người cao tuổi đều có thể hiến tặng một phần mô, tạng và giác mạc sau khi chết, chết não.

- Đừng bao giờ nghĩ mình không đủ sức khỏe hoặc quá già để đăng ký hiến tặng mô, tạng sau khi chết, chết não.

Pháp luật quy định người từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự có quyền hiến mô, tạng bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc sau khi chết. (Điều 5 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác).

* Cơ quan nào điều phối việc hiến, lấy, ghép mô, tạng của Việt Nam?

Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người (Trung tâm điều phối ghép tạng Quốc gia) là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế, được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập có nhiệm vụ chính trong việc điều phối việc lấy, ghép mô, tạng để cứu chữa người bệnh theo đúng quy định của pháp luật và đạo đức.

Xuân Tùng

[mecloud]zkIwW9RaG4[/mecloud]


Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tu-tu-nguyen-hai-duong-co-duoc-hien-xac-cho-y-hoc-a167781.html