+Aa-
    Zalo

    Sữa đậu nành là thức uống bổ dưỡng tuy nhiên cần lưu ý 10 điều này trước khi uống kẻo lại “rước họa vào thân”

    (ĐS&PL) - Sữa đậu nành là thực phẩm có hàm lượng protein cao gấp 3 lần các loại thịt, giàu canxi, sắt, các nguyên tố vi lượng, axit béo không bão hòa… là các chất giúp giảm lượng cholesterol xấu trong máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch. Người bình thường có thể dùng hằng ngày nhưng cần phải "nằm lòng" những kiêng kỵ dưới đây.

    Không được uống sữa đậu nành chưa đun sôi kỹ

    Trong sữa đậu nành sống có chứa chất ức chế men trypsin, saponin và một số chất không có lợi khác nên nếu uống sữa đậu nành sống hoặc không được đun sôi kỹ sẽ gây buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài… thậm chí ngộ độc.

    Không nên dùng đường đỏ pha với sữa đậu nành

    Trong đường đỏ có chứa nhiều axit hữu cơ như axit lactic, axit acetic… có tác dụng kết hợp các chất protid, canxi tạo thành các hợp chất biến tính làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, đồng thời ảnh hưởng tới sự hấp thu và tiêu hóa của cơ thể.

    sua dau nanh la thuc uong bo duong tuy nhien can luu y 10 dieu nay truoc khi uong keo lai ruoc hoa vao than 2

    Không uống sữa đậu nành mà không ăn kèm chế phẩm tinh bột

    Theo thông tin trên báo Vietnamnet, nếu chỉ uống sữa đậu nành không thì các chất dinh dưỡng trong đậu nành khi vào cơ thể đều bị chuyển hóa thành nhiệt lượng mà tiêu thụ mất, do đó không còn tác dụng bổ nữa. Vì vậy, khi uống sữa đậu nành nên ăn thêm một chút điểm tâm như bánh ngọt, bánh mì, bánh bao… hay các sản phẩm chế phẩm của tinh bột. Tinh bột có tác dụng làm cho dịch vị được tiết ra khiến các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành được tiêu hóa, hấp thu hoàn toàn.

    Không nên đánh trứng với sữa đậu nành

    Nhiều người cho rằng đánh trứng vào sữa đậu nành hoặc uống sữa đậu nành với trứng có thể tăng thêm chất dinh dưỡng. Thực tế hoàn toàn trái ngược, vì lòng trắng trứng kết hợp với men trypsin trong sữa đậu nành tạo thành hợp chất kết tủa làm cơ thể khó hấp thu, hơn nữa nó còn làm mất đi những chất dinh dưỡng của trứng và sữa đậu nành.

    Không nên uống quá nhiều sữa đậu nành một lúc

    Đối với người lớn, một lần không nên uống quá 500ml, nếu uống quá nhiều dễ dẫn đến đau bụng, đi ngoài do các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành không được hấp thu hết, ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa.

    Không nên uống thuốc cùng sữa đậu nành

    Một số loại thuốc, đặc biệt các thuốc kháng sinh như tetracycline, erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành.

    Không nên đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt

    Vi khuẩn rất dễ sinh trưởng, phát triển trong sữa đậu nành ở nhiệt độ ấm, sau 3 đến 4 giờ sữa đậu nành sẽ bị biến chất và không thể sử dụng được nữa.

    Không nên dùng sữa đậu nành thay thế sữa cho trẻ bú

    Mặc dù hàm lượng chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành cao nhưng vẫn không đủ cho nhu cầu phát triển của trẻ.

    Không uống sữa đậu nành khi đói

    Nếu uống sữa đậu nành lúc đói, hầu hết các protein sẽ thay đổi thành nhiệt và sẽ được tiêu thụ trong cơ thể, có thể không phát huy tác dụng thuốc bổ. Nên ăn một số loại thực phẩm giàu tinh bột khi uống sữa, chẳng hạn như bánh mì, bánh ngọt bánh mì hấp… Do đó, dưới tác động của tinh bột, protein hoàn toàn có thể phản ứng với dịch dạ dày và làm cho các chất dinh dưỡng được hấp thụ hoàn toàn bởi cơ thể.

    Không nên dùng quá nhiều sữa đậu nành trong ngày

    Bởi cơ thể sẽ phải tiêu hoá protein quá mức sinh ra các triệu chứng như chướng bụng, đi ngoài… Trong trường hợp bị nhức đầu tắc nghẽn đường hô hấp và các triệu chứng khác sau khi uống sữa đậu nành, ngay lập tức phải khám và tư vấn bác sĩ để được điều trị kịp thời.

    Những người có bệnh sau đây tuyệt đối không được uống sữa đậu nành:

    - Người bị ung thư vú: do đậu nành có phytoestrogen kích thích tố estrogen gây ra tương tác nên có thể làm các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn. Do đó, những người có tiền sử bệnh lý ung thư vú, buồng trứng và tử cung không nên uống sữa đậu nành.

    - Người bị viêm dạ dày: Sữa đậu nành không thích hợp cho những ai bị viêm dạ dày cấp và mãn tính vì nó sẽ khiến cho a-xít trong dạ dày bị dư thừa, dẫn đến bị đầy hơi, khi đó bệnh tình sẽ càng nghiêm trọng hơn.

    - Người bị sỏi thận: Oxalat có trong sữa đậu nành rất dễ kết hợp với canxi trong thận để tạo ra sỏi thận. Vì vậy, những bệnh nhân mắc sỏi thận không nên uống sữa đậu nành.

    sua dau nanh la thuc uong bo duong tuy nhien can luu y 10 dieu nay truoc khi uong keo lai ruoc hoa vao than 4

    - Người bị bệnh gout: Gout là bệnh do rối loạn chuyển hóa Purine gây ra, trong khi hàm lượng Purine có trong sữa đậu nành tương đối cao.

    - Phụ nữ có thai: dùng nhiều đậu nành khi mang thai có thể nguy hiểm đến sự phát triển của thai nhi.

    Ngoài ra, những người có triệu chứng thận hư, đi tiểu đêm nhiều, di tinh… cũng không nên sử dụng cách giảm béo bụng với sữa đậu nành nếu không muốn bệnh tình càng nặng hơn.

    Uống sữa đậu nành có giúp tăng vòng một?

    Các chuyên gia khẳng định sữa đậu nành lành tính, tốt cho sức khỏe nhưng không làm ngực nảy nở hơn dù uống thường xuyên.

    Vnexpress dẫn lời phó giáo sư, tiến sĩ Lâm Vĩnh Niên, Trưởng khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, cho biết sữa đậu nành là nguồn protein tốt với 2,4 g trong 100 ml. Sữa đậu nành ít béo, ít đường và carbohydrate, lại giàu vitamin K cần thiết cho quá trình đông máu, giàu phosphor giúp xương chắc khỏe, và giàu kali giúp tim khỏe mạnh.

    Trong thành phần của đậu nành có isoflavone thuộc nhóm phytoestrogen (hormone estrogen thực vật). Do đó nhiều người, nhất là phụ nữ, tin rằng ăn/uống đậu nành có thể làm vòng một nhỏ trở nên đầy đặn hơn.

    "Tuy nhiên đó là một lầm tưởng, y khoa thế giới chưa có bằng chứng khẳng định phytoestrogen có thể làm tăng kích cỡ ngực", tiến sĩ Niên nói.

    Theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Phùng, giảng viên bộ môn Phẫu thuật thẩm mỹ, Đại học Y Dược TP HCM, kích cỡ ngực nữ giới phụ thuộc vào nồng độ hormone estrogen và hệ cơ ngực, lớp mô mỡ, tuyến vú. Ngoài ra còn có yếu tố di truyền, dinh dưỡng, sự phát triển thời điểm dậy thì. Ngực lớn hay nhỏ ít liên quan đến trọng lượng, bởi các bộ phận cơ thể không phải lúc nào cũng phát triển đều, đầy đặn như nhau. Thực tế, có người gầy nhưng bộ ngực lớn vì tuyến vú cũng như lớp mô mỡ vú nhiều, và ngược lại.

    Bác sĩ Phùng khẳng định, isoflavone là tiền chất của estrogen, hàm lượng của nó trong đậu nành không cao. Cơ thể khi hấp thụ sẽ chuyển hóa phần lớn khiến isoflavone không phát huy tác dụng nhiều. Nếu uống sữa đậu nành trường kỳ, đều đặn, tác dụng đánh kể nhất là giúp da dẻ mềm mại, ngực có đầy hơn nhưng không đáng kể.

    Do đặc thù chuyên ngành thẩm mỹ, bác sĩ Phùng đã tiếp xúc rất nhiều phụ nữ tự ti với vòng một nhỏ, thậm chí phẳng lỳ. Bác sĩ kể có những người đã uống 1-2 lít sữa đậu nành mỗi ngày hàng năm trời mà ngực vẫn "trước sau như một". Chán nản, họ lựa chọn phẫu thuật nâng ngực, là giải pháp đau đớn nhưng hiệu quả nhanh.

    Bác sĩ Niên thông tin thêm, y văn thế giới ghi nhận một ca ngực to là nam giới 60 tuổi, nhờ uống sữa đậu nành với lượng 12 ly một ngày liên tục trong 6 tháng. Mới đây, một người Việt chuyển giới từ nam sang nữ cho biết uống sữa đậu nành hơn 10 năm, từ khi 12 tuổi, kết hợp masage ngực đã có một khuôn ngực tương đối nữ tính mà không cần đến phẫu thuật thẩm mỹ.

    sua dau nanh la thuc uong bo duong tuy nhien can luu y 10 dieu nay truoc khi uong keo lai ruoc hoa vao than 5

    Thạc sĩ, bác sĩ Hà Ngọc Mạnh, Phó Giám đốc Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Việt - Bỉ cho hay, ông chưa khám cho người chuyển giới này để xác định "nở ngực nhờ uống sữa đậu nành". Tuy nhiên, tình huống này nếu xảy ra cũng cực hiếm gặp.

    "Có thể họ mắc bệnh lý về tuyến yên hoặc hội chứng 'ngực to nam giới' thoáng qua", bác sĩ Mạnh đưa ra giả thiết.

    Theo các bác sĩ, khẩu phần ăn mỗi ngày của một người nên có ít nhất 15 g protein đậu nành - tương đương hai ly để có sức khỏe tốt, có thể tăng lên 25 g tác dụng giảm cholesterol máu.

    Nhìn chung, đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành được cơ thể dung nạp tốt, hầu như không có tác dụng phụ. Tác dụng phụ thường gặp là tiêu chảy do dị ứng đậu nành hoặc đau đầu, chóng mặt, đau cơ. Tuy nhiên người đang điều trị hormone tuyến giáp ăn/uống đậu nành có thể làm giảm hấp thu sắt và hormone tuyến giáp. Do đó tùy tình trạng bệnh lý, nên tham vấn ý kiến bác sĩ để hạn chế hoặc không ăn đậu nành.

    Thùy Dung(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/sua-dau-nanh-la-thuc-uong-bo-duong-tuy-nhien-can-luu-y-10-dieu-nay-truoc-khi-uong-keo-lai-ruoc-hoa-vao-than-a596415.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan