+Aa-
    Zalo

    Tăng lương tối thiểu vùng: "Giằng co" lợi ích doanh nghiệp và người lao động

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nhiều chủ doanh nghiệp kiến nghị không tăng lương tối thiểu vùng năm nay, song đại diện cơ quan quản lý Nhà nước khẳng định, không thể không tăng.

    Nhiều chủ doanh nghiệp kiến nghị không tăng lương tối thiểu vùng năm nay, song đại diện cơ quan quản lý Nhà nước khẳng định, không thể không tăng.

    Tại hội nghị đối thoại về thực thi pháp luật lao động do Bộ LĐ-TB-XH vừa được tổ chức, nhiều doanh nghiệp kiến nghị giãn lộ trình tăng lương tối thiểu vùng do không chịu đựng nổi, nhưng cơ quan chức năng cho rằng không thể không điều chỉnh mức lương để đảm bảo đời sống người lao động.

    Thứ trưởng Diệp cho biết, việc tăng lương tối thiểu vùng phải đảm bảo lợi ích của cả DN và người lao động. (Ảnh: VietnamNet)

    Thông tin trên báo Thanh Niên, ông Thân Đức Việt, Phó tổng giám đốc Tổng công ty may 10, đề xuất không tăng lương tối thiểu năm 2018. Theo ông Việt, năm 2016, riêng tiền đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) của doanh nghiệp là 22 tỉ đồng. Từ 1/1/2018, đóng BHXH dựa trên mức thu nhập, con số sẽ không dừng lại ở mức 22 tỉ đồng. Chưa kể, nếu bây giờ quyết phương án tăng lương lên 7%, khả năng doanh nghiệp sẽ phải chi thêm 30 tỉ đồng. Con số này làm đội thêm chi phí cho doanh nghiệp.

    Đồng quan điểm trên, bà Vũ Thị Hà, phụ trách lao động tiền lương và chế độ chính sách, Tổng công ty dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí, cho rằng tăng lương tối thiểu vùng sẽ tác động đến tăng mức lương phải trả cho người lao động, tăng số tiền phải đóng BHXH.

    Nhiều doanh nghiệp kiến nghị không nên tăng lương tối thiểu năm 2018

    Thông tin báo VietnamNet, liên quan vấn đề này, ông Lê Xuân Thành, Phó cục trưởng Cục Quan hệ lao động và tiền lương, cho biết Hội đồng tiền lương quốc gia họp 2 phiên, đến nay chưa có kết luận cụ thể, đang nghiên cứu thăm dò thêm.

    Ông Thành khẳng định: “Không thể không điều chỉnh lương tối thiểu, tăng lương tối thiểu là thực hiện theo lộ trình của Chính phủ và Nghị quyết của Đảng. Việc điều chỉnh ở mức độ nào, trong quá trình tham vấn các bên chúng tôi sẽ họp phiên cuối. Tất nhiên, việc điều chỉnh phải đảm bảo 3 yếu tố: thứ nhất, lợi ích của nhà nước trong vấn đề đảm bảo công ăn việc làm. Thứ hai, lợi ích của doanh nghiệp, phải đảm bảo chi phí của doanh nghiệp phù hợp. Thứ ba, đối với người lao động phải đảm bảo đời sống cho họ. Cân đối 3 vấn đề này là bài toán đặt ra cho cả 3 bên”.

    Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp cho biết, nhiều hiệp hội doanh nghiệp cũng kiến nghị không tăng lương tối thiểu năm nay. Với vai trò là cơ quan quản lý, ông Diệp mong muốn hai bên đạt được thỏa thuận ở điểm cân bằng, đảm bảo lợi ích của cả doanh nghiệp và người lao động.

     Tổng hợp

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tang-luong-toi-thieu-vung-giang-co-loi-ich-doanh-nghiep-va-nguoi-lao-dong-a196893.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan