+Aa-
    Zalo

    Thay đổi cơ chế để “công bộc” có trách nhiệm với nhân dân

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Thực tế đã chứng minh, một văn bản hành chính sai luật được ban hành khiến cả ngàn người khốn khổ.

    (ĐSPL) - Thực tế đã chứng minh, một văn bản hành chính sai luật được ban hành khiến cả ngàn người khốn khổ. Thậm chí, nó còn đẩy không ít người dân vào con đường khốn cùng, tù tội.

    Tuy nhiên, khi bị kiện ra tòa, nhiều quan chức - những người trực tiếp ký văn bản đó vận dụng quy định của pháp luật là được quyền ủy quyền (cho nhân viên cấp dưới) để trốn tránh hầu toà. Nhiều chuyên gia từng công tác tại Tòa án, Viện Kiểm sát đều cho rằng, trong các phiên tòa hành chính, rất ít thấy người trực tiếp ký văn bản trái pháp luật hầu tòa. Có lẽ vì vậy mà mới đây, đề xuất quan chức phải đích thân hầu tòa nếu bị kiện hành chính nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận và các chuyên gia pháp lý.

    Luật sư Lê Đức Tiết, Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ - Pháp luật (Ủy ban TƯMTTQ Việt Nam): Thay đổi cơ chế để “công bộc” có trách nhiệm với nhân dân

    Luật sư Lê Đức Tiết, Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ-Pháp luật (Ủy ban TƯMTTQ Việt Nam).

    Đã đến lúc phải thay đổi cơ chế để những người ký quyết định phải có trách nhiệm trước nhân dân. Thực tế, khi người dân kiện ông chủ tịch tỉnh, chủ tịch huyện, hay người ký vào quyết định hành chính sai không nhiều bởi tâm lý dân kiện quan được ví như “con kiến kiện củ khoai”, đâu có dễ thắng.

    Bên cạnh đó, người ra quyết định hành chính sai nếu bị dân kiện thường ủy quyền cho cấp dưới, mà cấp dưới làm gì có toàn quyền quyết định. Như vậy thì việc người dân kiện “quan” làm sai lại càng trở nên khó khăn và nan giải bởi thiếu yếu tố tranh tụng đúng sai, còn phía tòa án cũng không thể phán quyết ngay.

    Tôi cho rằng, Luật Tố tụng Hành chính đã bộc lộ hạn chế thì cần phải thay đổi theo hướng bảo đảm sự minh bạch, công khai, khách quan trong ban hành quyết định hành chính, góp phần hạn chế các quyết định hành chính được ban hành không hợp lòng dân, gây lãng phí. Luật Tố tụng Hành chính (sửa đổi) lần này cần những thay đổi đột phá hơn nữa đối với những quyết định hành chính, hành vi hành chính trái luật của những người đứng đầu cơ quan, tổ chức theo hướng bị người khởi kiện có thể sẽ phải hầu tòa.


    Video: Kẻ xúi giục dân khởi kiện, bôi nhọ các cơ quan chức năng lĩnh án

    Trong trường hợp luật sửa đổi vẫn cho phép người đứng đầu các cơ quan được ủy quyền cho cấp dưới hầu tòa thì nên quy định rõ đó là ủy quyền toàn bộ và người được ủy quyền phải là người có chức danh quản lý, thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong lĩnh vực có liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu kiện.

    Sửa đổi theo hướng như thế vấn đề người dân kiện đúng, sai sẽ sáng tỏ, quan chức nào ban hành quyết định, hành vi hành chính sai nhiều trong một năm thì căn cứ vào đó để lấy phiếu tín nhiệm, đánh giá năng lực. Có như vậy mới giảm được những quyết định hành chính, hành vi hành chính trái luật đảm bảo quyền, lợi ích của người dân và doanh nghiệp trong quá trình ban hành quyết định hành chính.

    Luật sư Bùi Văn Thấm, nguyên Phó Chánh Toà dân sự TAND Tối cao: Hầu hết các vụ kiện hành chính có ủy quyền đều tẻ nhạt, “hữu danh vô thực”

    Nhiều năm công tác trong ngành Toà án và thực tiễn hành nghề luật sư, tôi thấy rằng, khi tiến hành xét xử các vụ kiện hành chính (người dân kiện quyết định hành chính của UBND tỉnh, huyện, xã...), HĐXX đều mong muốn người khởi kiện và người bị kiện có mặt tại toà, để hai bên có điều kiện tranh luận, bảo vệ ý kiến của mình.

    Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn là hầu hết các vụ dân kiện quyết định hành chính của “quan” thì người bị kiện đều uỷ quyền cho cấp dưới thay mình tham dự phiên toà. Ví dụ, ông chủ tịch UBND tỉnh bị kiện, sẽ uỷ quyền cho ông Phó Giám đốc sở Tài nguyên & Môi trường, Chánh Thanh tra tỉnh hoặc Phó Văn phòng UBND tỉnh tham dự phiên toà thay mình...

    Đặc biệt trong phiên toà phúc thẩm, người được uỷ quyền còn không đến công đường tranh tụng. Quá trình tranh tụng diễn ra tẻ nhạt, người đi kiện và luật sư của mình không biết tranh tụng với ai? Hơn nữa, người được uỷ quyền là cấp dưới của người uỷ quyền, do vậy, họ không dám “vượt mặt” cấp trên, nên thường giữ nguyên quan điểm của lãnh đạo theo kiểu “hữu danh vô thực”. Từ những phân tích trên, tôi ủng hộ quan điểm luật hoá quy định bắt buộc người bị kiện hành chính phải có mặt tại phiên toà. Tuy nhiên, cần phải xem xét một cách cẩn trọng.

    Sẽ còn tình trạng Tòa án “nể nang” quan chức

    “Hệ thống Tòa án hiện nay tổ chức theo đơn vị hành chính. Dù Tòa án hoạt động độc lập, chỉ tuân theo pháp luật, nhưng các thẩm phán không tránh khỏi việc “nể nang” người đứng đầu cấp tỉnh, huyện. Điều này có thể khiến những vụ kiện hành chính kéo dài gây tốn kém, lãng phí thời gian và tiền bạc của người dân”, ông Tiết nhấn mạnh.

    NHÓM PV
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thay-doi-co-che-de-cong-boc-co-trach-nhiem-voi-nhan-dan-a87149.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    PGS.TS. Lê Quý Đức: Không nên hành chính hoá bằng văn bản

    PGS.TS. Lê Quý Đức: Không nên hành chính hoá bằng văn bản

    (ĐSPL) - Công văn điều động hơn 60 cán bộ, nhân viên đến phục vụ lễ tang ở Đà Nẵng đã gây ra nhiều phản ứng trái chiều trong dư luận. Đáng chú ý, thời gian qua đã có không ít cơ quan, đoàn thể đã hành chính hoá mệnh lệnh bằng những văn bản như vậy.