+ Aa-
    Zalo

    Thay thế xử lý hình sự với người chưa thành niên: Tốt hay xấu?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) đã đề xuất bổ sung các biện pháp thay thế xử lý hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội.

    (ĐSPL) - Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) đã đề xuất bổ sung các biện pháp thay thế xử lý hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội.

    Biện pháp xử lý thay thế hình sự thực chất là biện pháp xử lý chuyển hướng song không sử dụng thuật ngữ xử lý chuyển hướng để bảo đảm tính thống nhất với hệ thống pháp luật. Bởi biện pháp xử lý chuyển hướng đã được ghi nhận trong Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 với 2 biện pháp chủ yếu nhắc nhở, giám sát lại gia đình và hòa giải tại cộng đồng.

    Mặc dù vậy, biện pháp xử lý thay thế hình sự không phải bây giờ mới được đề cập tới mà đã được ghi nhận trong Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung năm 2009) theo khoản 2 Điều 69. Theo đó, người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.

    Thay thế xử lý hình sự người chưa thành niên: Tốt hay xấu?

    Áp dụng biện pháp thay thế xử lý hình sự

    Trên cơ sở thực tiễn, nếu xét thấy người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án; giao người chưa thành niên cho gia đình để giám sát, giáo dục. Tuy nhiên, trên thực tế, đa phần người chưa thành niên phạm tội đều bị phạt tù mà ít áp dụng các biện pháp xử lý thay thế hình sự do thiếu điều kiện cũng như trình tự thủ tục áp dụng quy định này.

    Mặt khác, theo nguyên tắc của pháp luật hiện hành, việc xem xét xử lý người chưa thành niên phạm tội đều áp dụng biện pháp hình sự trước sau đó mới xét tới những biện pháp tư pháp hoặc xử lý thay thế hình sự.

    Do vậy, để việc thực hiện biện pháp này được rõ ràng hơn, bảo đảm quyền và nghĩa vụ đối với người chưa thành niên phạm tội, dự thảo đã sửa đổi, bổ sung quy định cụ thể về biện pháp thay thế hình sự với 3 biện pháp xử lý chuyển hướng là khiển trách (Điều 91), hòa giải tại cộng đồng (Điều 92), giao cho gia đình hoặc cơ quan tổ chức giám sát, giáo dục (Điều 93).

    Dự thảo cũng đưa ra điều kiện áp dụng cũng như nghĩa vụ của người chưa thành niên phạm tội, thời hạn phải thực hiện nghĩa vụ là trong bao lâu đối với mỗi biện pháp.

    Về vấn đề này hiện có hai luồng ý kiến. Ý kiến thứ nhất cho rằng, việc bổ sung quy định về biện pháp thay thế xử lý hình sự như trong dự thảo BLHS (sửa đổi) là cần thiết để tiếp tục thực hiện chủ trương nhân đạo hóa, tăng tính hướng thiện trong chính sách xử lý hình sự theo tinh thần Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp, nhất là đối với đối tượng cần bảo vệ đặc biệt là người chưa thành niên theo hướng hạn chế khả năng đưa người chưa thành niên vào vòng quay tố tụng. Việc bổ sung các quy định này nhằm khắc phục bất cập của quy định hiện hành, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục tại cộng đồng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật.

    Ý kiến thứ hai đề nghị giữ nguyên như quy định hiện hành (tại khoản 2 Điều 69), đồng thời cụ thể hóa các điều kiện để được miễn trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên, giúp các cơ quan tố tụng có cơ sở pháp lý đầy đủ, rõ ràng để áp dụng trên thực tế.

    Có dễ thực hiện?

    Theo đó, Luật Xử lý vi phạm hành chính đã có quy định về vấn đề này, nếu lại được quy định trong Bộ luật Hình sự sẽ gây ra khó khăn cho cơ quan tiến hành điều tra, truy tố xét xử khi phải xác định trường hợp nào sẽ phải chuyển hướng, trường hợp nào thì tiếp tục truy tố. Đồng thời, việc quy định biện pháp thay thế này trong Bộ Luật hình sự sẽ rất dễ dẫn tới tình trạng, mặc dù thực chất chỉ là quyết định xử phạt hành chính nhưng khi xem xét trường hợp tái phạm, Tòa sẽ coi người đó đã có tiền sự.

    Mặt khác, áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng sẽ khó bảo đảm tính hiệu quả trong giáo dục, phòng ngừa người chưa thành niên tái phạm tội. Muốn áp dụng phải có môi trường đạo đức lành mạnh. Chưa kể, biện pháp chịu trách nhiệm giám sát từ phía gia đình cũng không khả thi bởi phần lớn trẻ vị thành niên phạm tội thường do gia đình buông lỏng quản lý hoặc đã thoát ly khỏi sự giáo dục của chính quyền địa phương. Nếu trả ngược lại chẳng khác nào “bắt cóc bỏ đĩa”.

    GIA HUY

    [mecloud]LUhvNUx8gb[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thay-the-xu-ly-hinh-su-voi-nguoi-chua-thanh-nien-tot-hay-xau-a103947.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.