+Aa-
Zalo

Thầy thuốc đông y chia sẻ về dược liệu thương nhĩ tử

  • DSPL

(ĐS&PL) - Thương nhĩ là cây thảo hay còn gọi là cây ké đầu ngựa, phắc ma . Đây là dược liệu có nhiều tác dụng quý như chữa viêm xoang, viêm da, tổ đỉa

Thương nhĩ là cây thảo hay còn gọi là cây ké đầu ngựa, phắc ma . Đây là dược liệu có nhiều tác dụng quý như chữa viêm xoang, viêm da, tổ đỉa, bệnh phong tê thấp…

Mô tả về thương nhĩ tử

Đặc điểm thực vật: Thương nhĩ tử còn được biết đến với tên gọi phổ biến hơn là cây ké đầu ngựa. Đây là một loại cây thân thảo, sống hàng năm. Cây có chiều cao dao động từ 50 – 120 cm. Trên thân có đường khía rãnh, sờ vào thấy thô ráp vì có nhiều lông cứng. Lá cây mọc kiểu so le, hai bên mép có răng cưa không đều. Lá chia thùy, có phiến đa giác. Cả mặt trên và dưới đều có lông ngắn. Thương nhĩ tử mọc hoa thành cụm bao gồm 2 loại. Hoa đực nhỏ mọc ở các cành ngắn, cho phấn hoa. Loại còn lại là hoa cáu mọc đâm ra từ các nách lá sản sinh ra quả, hoa không có lông mào. Quả thương nhĩ tử dạng bế kép, hình trứng hoặc hình thoi. Vỏ dai và cứng, có nhiều gai nhọn sắc. Bên trong chia làm 2 ngăn.

Phân bố: Cây thương nhĩ tử là loài bản địa của châu Mỹ. Cây được di thực vào nước ta và mọc hoang ở khắp các tỉnh thành ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Tại Trung Quốc, dược liệu này được trồng canh tác ở nhiều tỉnh như Giang Tô, Sơn Đông hay Hồ Bắc…

Bộ phận dùng: Thầy thuốc đông y cho biết có thể dùng quả, lá và thân cây thương nhĩ tử làm dược liệu trị bệnh

Thu hái – sơ chế: Lá và thân cây có thể thu hái quanh năm. Dùng tươi hay sấy khô trước khi sử dụng Quả thương nhĩ tử được thu hoạch lúc chín, mùa quả thường là vào tháng 8 – 9 hàng năm. Quả được hái đem về cắt hay đốt cho sạch gai, phơi nắng cho khô.

Bào chế thuốc:

  • Vị thuốc thương nhĩ tử có thể được điều chế thành cao hoặc viên trước khi dùng. Cách thực hiện như sau:

  • Dạng viên hoàn (thương nhĩ hoàn): Dùng phần thân cây ké đầu ngựa mọc nổi trên mặt đất, cắt khúc ngắn, rửa sạch. Cho dược liệu vào nồi đổ ngập nước, sắc trong khoảng 60 phút. Gạn nước ra, tiếp tục đổ nước vào nấu thêm lần 2. Trộn chung nước sắc ở cả hai lần lại với nhau nấu trên lửa nhỏ cho cô đặc thành một dạng cao lỏng. Sau cùng, thêm bột vào trộn đều sao cho không còn ướt tay, vo thuốc thành nhiều viên hoàn nhỏ. Mỗi lần uống 16 – 20g x 3 lần/ngày trước các bữa ăn chính.

  • Thương nhĩ tử dạng cao: Dùng toàn cây thái nhỏ đem nấu với 1 lượt nước cho cô đặc thành cao lỏng. Để nguội, ruôn vào chai thủy tinh rồi vặn nắp cho thật chặt phòng ngừa trường hợp nắp bị bật ra ngoài do cao thương nhĩ lên men. Mỗi ngày uống 6 – 8g bằng nước ấm. Liệu trình điều trị kéo dài khoảng 30 – 60 ngày.

Thành phần hoá học: Trong thành phần của thương nhĩ tử chứa một số chất sau: xanthostrumarin, xanthanol, vitamin c, protein, dầu béo, alkaloid, saponin

Công dụng của vị thuốc thương nhĩ tử

Tính vị: Tính ấm, vị đắng, cay

Quy kinh: Thương nhĩ tử có khả năng đi vào các kinh Phế, Can (sách Trung dược đại từ điển), kinh Phế (sách Trung dược học và Lôi Công bào chế dược tính giải), kinh Túc quyết âm Can (sách Ngọc thu dược giải), kinh Can, Tỳ (Bản thảo cầu chân), kinh Can, Thận (sách Hội ước y kính)

Theo Y học cổ truyền: Thương nhĩ tử có tác dụng chỉ thống, tán phong, khu thấp, kháng khuẩn, làm thông mũi. Chủ trị: Đau đầu phong hàn, Viêm khớp, Mụn nhọt, Co rút các chi, Nổi mề đay mẩn ngứa, Sốt rét, Viêm xoang, viêm mũi dị ứng, Bướu cổ, Thấp khớp và một số chứng bệnh khác

Theo y học hiện đại:

  • Tác dụng giảm đường huyết: Hoạt chất Xanthostrumarin trong vị thuốc thương nhĩ tử có tác dụng hạ đường huyết khi thử nghiệm trên thỏ, chó hay những con chuột lớn khỏe mạnh.

  • Đối với hệ hô hấp: Nước sắc thương nhĩ tử trấn ho. Sử dụng với liều lượng nhỏ làm hưng phấn hô hấp như liều cao lại gây ức chế hô hấp.

  • Đối với hệ tim mạch: Chiết xuất thương nhĩ tử có khả năng ức chế các cơ co bóp ở tim, làm giảm nhịp tim. Thử nghiệm trên tai thỏ thấy các mạch máu giãn nở. Dùng theo đường tiêm tĩnh mạch làm giảm huyết áp một cách tạm thời.

  • Tác dụng kháng khuẩn: Theo Trung dược học, thương nhĩ tử thể hiện khả năng ức chế rõ đối với các chủng vi khuẩn liên cầu B, khuẩn cầu chùm sắc vàng kim, chân khuẩn và khuẩn song cầu gây bệnh viêm phổi.

Liều dùng – cách sử dụng: Mỗi ngày có thể dùng vị thuốc thương nhĩ tử với liều lượng 3 – 10g theo dạng sắc uống, đắp ngoài da, làm hoàn hoặc bào chế thành cao uống.

Độc tính: theo bác sĩ Y học cổ truyền Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn thương nhĩ tử hơi độc. Cần thận trọng khi sử dụng để tránh bị ngộ độc.

Lưu ý khi sử dụng thương nhĩ tử

Không dùng dược liệu trong các trường hợp bị tí thống hoặc nhức đầu do huyết hư, án khí hao huyết, người bị dị ứng với thương nhĩ tử, 

Không uống quá liều lượng cho phép dẫn đến trúng độc. Các biểu hiện ngộ độc thương nhĩ tử có thể xảy ra như buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, nôn ói nhiều… 

Thương nhĩ tử kỵ với nước vo gạo, thịt lợn và thịt ngựa. Tránh sử dụng chúng cùng lúc.

Hà Nhi

Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thay-thuoc-dong-y-chia-se-ve-duoc-lieu-thuong-nhi-tu-a361235.html
Zalo

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

Đã tặng:
Tặng quà tác giả
BÌNH LUẬN
Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.