Bi kịch chống tham nhũng ở Trung Quốc


Chủ nhật, 24/08/2014 | 13:00


Cùng sự kiện

(ĐSPL) – Thật bi kịch, không chống tham nhũng có thể hủy hoại ĐCS Trung Quốc, nhưng chống một cách thái quá cũng đe dọa sự tồn vong của đảng.

(ĐSPL) – Thật bi kịch, không chống tham nhũng có thể hủy hoại ĐCS Trung Quốc, nhưng chống một cách thái quá cũng đe dọa sự tồn vong của đảng.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc từng cảnh báo rằng tham nhũng là một mối đe dọa hiện hữu đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Theo tạp chí The Diplomat, trước khi bàn giao quyền lực hồi tháng 11/2012, Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào đã cảnh báo: "Nếu chúng ta không xử lý tốt vấn đề (tham nhũng) này, nó có thể nguy hiểm chết người đối với đảng (ĐCS Trung Quốc). Thậm chí, nó có thể  khiến cho đảng và nhà nước sụp đổ”. Ông Hồ Cẩm Đào nói thêm: "Tất cả những người vi phạm kỷ luật Đảng và pháp luật nhà nước – bất kể  họ là ai và có quyền lực lớn như thế nào – đều phải đem ra xét xử”.
 - Bi kịch chống tham nhũng ở Trung Quốc

Chu Vĩnh Khang (trái) và Tập Cận Bình (phải) tại Đại hội 18 ĐCS Trung Quốc

Trong những ngày đầu nhậm chức, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã nhắc đi nhắc lại thông điệp này. Phát biểu trước Bộ Chính trị mới, ông Tập Cận Bình cảnh báo: "Một số lượng lớn các sự kiện cho thấy rằng tham nhũng có thể giết chết đảng và hủy hoại đất nước”.
Từ lâu, giới quan chức tham nhũng ở Trung Quốc đã trở thành cột thu lôi hứng chịu “búa rìu dư luận”. Hơn nữa, trong thời buổi truyền thông xã hội phát triển như hiện nay, khó cho thể che giấu tham nhũng trước con mắt săm soi của công chúng. Trong bài phát biểu trước Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã cảnh báo: “Tham nhũng đóng một vai trò lớn trong các cuộc xung đột, dẫn đến thái độ bất mãn, tình trạng bất ổn xã hội và lật đổ quyền lực chính trị”.  
Thậm chí, nếu tham nhũng không trực tiếp gây ra tình trạng bất ổn xã hội, nó có thể gián tiếp làm suy yếu sức mạnh của ĐCS Trung Quốc. Thật vậy, việc ưu đãi các quan chức và doanh nghiệp nhà nước đã tạo ra sự bất công rất lớn, gây khó khăn cho nền kinh tế Trung Quốc. Vì vậy, nếu không giải quyết được vấn đề tham nhũng, ban lãnh đạo Trung Quốc hiện nay khó có thể tái cân bằng nền kinh tế theo hướng tiêu thụ lớn hơn. Và nếu thất bại, không thể tái cân bằng, điều này sẽ dẫn đến tình trạng trì trệ kinh tế kéo dài, đe dọa sức sống của đảng.
Chỉ có điều chống tham nhũng thái quá cũng đem lại kết quả tương tự. Trong những tuần gần đây, Chủ tịch Tập Cận Bình và chiến dịch chống tham nhũng của ông "đã được vấp phải sức kháng cự ngày càng gia tăng trong nội bộ đảng”. Trong một bài phát biểu trước các quan chức địa phương, ông Tập đã nói: "Hai đội quân tham nhũng và chống tham nhũng hiện đang đối đầu với nhau và 'bế tắc' đã xuất hiện trong chiến dịch chống tham nhũng”. Ông Tập cũng cam kết rằng để chống tham nhũng, ông không màng đến sống hay chết và những lời  khen chê đối với  cá nhân ông. Để thực hiện tốt cam kết này, ông Tập đã ra lệnh cho các nhà điều tra chống tham nhũng thanh tra khu vực mà ông từng lãnh đạo.
Bi kịch chống tham nhũng ở Trung Quốc

Sự phản kháng trong nội bộ ĐCS Trung Quốc thực ra chẳng có gì là lạ.

Sự phản kháng trong nội bộ ĐCS Trung Quốc thực ra chẳng có gì là lạ. Từ lâu, tạp chí The Diplomat đã lưu ý rằng công cuộc tái cân bằng nền kinh tế đòi hỏi phải diệt trừ tham nhũng trong hàng ngũ ĐCS Trung Quốc. Trong khi ý thức hệ bị suy giảm, không ít người vào đảng để thúc đẩy lợi ích kinh tế cá nhân. Việc tước bỏ lợi ích cá nhân sẽ làm giảm lòng trung thành với đảng của những đảng viên này.
Điều này là quan trọng bởi vì ĐCS Trung Quốc có tới 80 triệu đảng viên. Trong hàng ngũ của đảng bao gồm gần như tất cả tinh hoa của Trung Quốc.
Cũng giống như bản thân tham nhũng, ngay cả khi chiến dịch chống tham nhũng không trực tiếp làm suy yếu ĐCS Trung Quốc, nó vẫn có thể làm điều đó một cách gián tiếp. Ví dụ, thông qua việc truy tố cựu Ủy viên thường vụ Bộ chính trị Chu Vĩnh Khang, ông Tập Cận Bình có thể chắc chắn rằng quá trình chuyển đổi chính trị trong tương lai của Trung Quốc sẽ còn gây nhiều tranh cãi hơn nữa. Điều này tự nó lại có thể đe dọa làm suy yếu ĐCS Trung Quốc.
Đây chính là bi kịch mà lãnh đạo Trung Quốc đang phải đối mặt: không chống tham nhũng gần như chắc chắn sẽ hủy hoại đảng, nhưng chống tham nhũng thái quá cũng đem lại một kết quả tương tự.

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bi-kich-chong-tham-nhung-o-trung-quoc-a47843.html