+Aa-
    Zalo

    Kim Jong-un học Mao Trạch Đông để…“thoát Trung”

    ĐS&PL (ĐSPL) – Để giảm bớt tình trạng lệ thuộc vào Trung Quốc, Triều Tiên đang tìm cách cải thiện quan hệ với Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga và thậm chí cả Mỹ.
    (ĐSPL) – Để giảm bớt tình trạng lệ thuộc vào Trung Quốc, Triều Tiên đang tìm cách cải thiện quan hệ với Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga và thậm chí cả Mỹ.
    Kim Jong-un học Mao Trạch Đông để…“thoát Trung”

    Nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un bất mãn trước việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm Seoul chứ không thăm Bình Nhưỡng.

    Theo Duowei News – một trang tin do Hoa kiều hải ngoại điều hành, tuy không xuất hiện trước công chúng hơn 1 tháng qua, nhưng lãnh đạo Kim Jong-un đang dần dần cải thiện quan hệ giữa Triều Tiên với Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Nga, trong khi tìm cách xa rời đồng minh chủ chốt là Trung Quốc.
    Mặc dù không xuất hiện ở nơi công cộng, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã gửi một bức điện chúc mừng đến Bắc Kinh vào ngày 1/10, nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tuy nhiên, ông đã không hề đề cập đến “mối quan hệ máu thịt” giữa hai nước trong thời gian Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).
    Trong khi đó, ông Kim Jong-un lại cử  các quan chức Triều Tiên cấp cao đi thăm Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc và thậm chí cả Mỹ.
    Duowei News cho biết mối quan hệ Triều Tiên-Trung Quốc hiện nay giống với quan hệ Liên Xô-Trung Quốc hồi những năm 1970, thời kỳ chia rẽ Trung-Xô. Trong những năm 1970, Chủ tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai đã ve vãn Mỹ và Nhật Bản, những kẻ thù lớn của Liên Xô. Ban lãnh đạo Triều Tiên hiện nay vô cùng bất mãn trước việc Tập Cận Bình đã chọn đến thăm Seoul trước  Bình Nhưỡng, sau khi trở thành Chủ tịch Trung Quốc năm ngoái.
    Đồng thời, Trung Quốc đã chính thức gia nhập các quốc gia khác phản đối Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân. Đáp lại, Kim Jong-un đã tái khởi động  các cuộc đàm phán giữa các quan chức cao cấp của hai miền Triều Tiên tại Panmunjom vào đầu năm nay. Hồi tháng 9/2014, Bình Nhưỡng đã yêu cầu Hàn Quốc chấm dứt các hoạt động tuyên truyền thù địch như một điều kiện để bắt đầu đàm phán.
    Trong khi đó, hồi tháng 7/2014, Nhật Bản đã đơn phương dỡ bỏ lệnh trừng phạt Triều Tiên, sau khi nước đạt được một sự đồng thuận trong quá trình đàm phán về công dân Nhật Bản bị bắt cóc. Cuối tháng Tám, ca sĩ Mỹ Pras - cựu thành viên của ban nhạc Fugees và là một người bạn của Tổng thống Barack Obama - đã được phép đến thăm Bình Nhưỡng trong một cử chỉ được coi là thiện chí.
    Sau đó, Bộ trưởng Ngoại giao CHDCND Triều Tiên Ri Su-yong đã đến New York để tham dự kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc LHQ vào cuối tháng 9. Đây là lần đầu tiên một quan chức cấp cao Triều Tiên đến Mỹ, sau khi Kim Jong-un trở thành lãnh đạo tối cao sau cái chết của người cha  Kim Jong-il vào cuối năm 2011. Sau chuyến đi New York, Bộ trưởng Ngoại giao Ri Su-yong đi thăm Nga. Duowei News cho biết Triều Tiên đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc bằng cách giảm bớt căng thẳng với các nước láng giềng.
    Khi Bình Nhưỡng tổ chức lễ kỷ niệm Chiến tranh Triều Tiên vào tháng 7/2014, vai trò của  Trung Quốc đã không được đề cập đến, mặc dù  sự can thiệp của hàng triệu lính Trung Quốc đã đóng vai quyết định trong việc ngăn chặn sự thất bại của CHDCND Triều Tiên và đẩy lui các lực lượng của Liên Hợp Quốc do Mỹ cầm  đầu trở lại vĩ tuyến 38.
    Duowei News cho biết có nhiều dấu hiệu cho thấy nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un đang “học tập” kế sách của Mao Trạch Đông hồi những năm 1970. Chuyến thăm Trung Quốc của Nixon thời kỳ đó đã đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử Chiến tranh lạnh.
    Rất có thể, người ta sẽ được chứng kiến việc một tổng thống Mỹ đứng ở Bình Nhưỡng trong vài năm tới.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/kim-jong-un-hoc-mao-trach-dong-dethoat-trung-a55024.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan