Phương Tây "đình chiến" với Nga ở Ukraine?


Thứ 4, 26/03/2014 | 07:38


Cùng sự kiện

(ĐSPL) - Đã xuất hiện ranh giới "đình chiến" ở Ukraine, khi phương Tây đồng ý không áp đặt thêm trừng phạt kinh tế, nếu Nga không vượt quá việc sáp nhập Crimea.

(ĐSPL) - Có vẻ như đã xuất hiện ranh giới "đình chiến" ở Ukraine, khi phương Tây đồng ý không áp đặt thêm trừng phạt kinh tế, nếu Nga không vượt quá việc chiếm giữ Crimea.
Hạ cấp Nga là một "cường quốc khu vực" và không phải là mối đe dọa an ninh quốc gia lớn nhất đối với Mỹ, ngày 25/3, Tổng thống Mỹ Barack Obama thừa nhận Moscow sẽ không rút quân khỏi Crimea, nhưng cộng đồng cũng sẽ không công nhận việc bán đảo này sáp nhập vào Nga. Ông lo ngại khả năng Nga tiếp tục "xâm lấn" Ukraine và cho rằng Tổng thống Putin vẫn còn "nhiều toan tính".
 - Phương Tây 'đình chiến' với Nga ở Ukraine?

Tổng thống Mỹ Obama e rằng Tổng thống Putin (phải) vẫn "còn nhiều toan tính"

Tổng thống Obama kêu gọi ông Putin hãy để cho người Ukraine tự lựa chọn vận mệnh của họ. Ông tin chắc rằng người Ukraine sẽ lựa chọn việc quan hệ tốt với cả Liên minh Châu Âu lẫn Nga, chứ không dùng bên này chống lại bên kia.
Khi được hỏi làm thế nào để ngăn chặn Nga tiếp tục xâm chiếm Ukraine, Tổng thống Mỹ cho rằng cần phải phân biệt rõ giữa việc tấn công các thành viên NATO và các nước và không phải là thành viên. Trong trường hợp này, có thể áp dụng áp lực quốc tế đối với Nga và hỗ trợ kinh tế cho Ukraine.
Cử chỉ hòa giải
Trong ngày 24/3, Nga đã thực hiện hai cử chỉ hòa giải.
Thứ nhất, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã lần đầu tiên gặp người đứng đầu Bộ Ngoại giao Ukraine, ông Andriy Deshchytsia, mặc dù Nga không công nhận chính phủ ở Kiev. Ông Lavrov cho biết Nga không có ý định sử dụng vũ lực ở khu vực phía Đông và phía Nam Ukraina và "hai bên nhất trí không để leo thang hơn nữa vấn đề Crimea có thể gây ra thương vong".
Thứ hai, Nga cũng cho phép các giám sát viên của OSCE bắt đầu  làm việc tại Ukraine, sau khi tranh cãi kéo dài về nhiệm vụ của phái bộ giám sát này. Phía Nga cho biết sứ mệnh giám sát của OSCE  không bao gồm Crimea.
Về phần mình, ngày 24/3, Ukraine đã ra lệnh rút các lực lượng còn lại ở Crimea, sau khi quân đội Nga bắn cảnh cáo và sử dụng lựu đạn gây choáng xông vào một căn cứ lính thủy đánh bộ và một tàu chiến đang neo đậu.
Bộ trưởng Quốc phòng lâm thời Ihor Tenyukh đã bị sa Quốc hội Ukraine sa thải ngày 25/3, sau khi phát hiện ra rằng chỉ có 1/4 binh sĩ Ukraine ở Crimea có ý định tại ngũ.
Minh Đức (theo Reuters)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/phuong-tay-dinh-chien-voi-nga-o-ukraine-a27092.html