+Aa-
    Zalo

    5 loại vũ khí hạt nhân của Nga phương Tây nên sợ

    ĐS&PL Trước những diễn biến căng thẳng giữa các cường quốc trên thế giới, các loại vũ khí hạt nhân lợi hại của Nga vẫn luôn làm phương Tây phải cảnh giác.
    Trước những diễn biến căng thẳng giữa các cường quốc trên thế giới, các loại vũ khí hạt nhân lợi hại của Nga vẫn luôn làm phương Tây phải cảnh giác.
    Dù được huấn luyện và trang bị nhiều thiết bị tốt nhưng lực lượng Nga vẫn còn kém trong việc sử dụng những phần cứng.
    Do đó, Nga phải dựa vào lực lượng hạt nhân để bù đắp áp lực về quân sự từ phía NATO. Thế nên, Nga đang đầu tư mạnh vào việc hiện đại hóa lực lượng hạt nhân. Bài viết này đề cập đến 5 loại vũ khí hạt nhân của Nga khiến phương Tây sợ hãi đươc đăng trên tờ National Interest của Dave Majumdar, một cây bút viết về quốc phòng từ năm 2004 và hiện đang làm việc cho Viện Hải quân Hoa Kỳ trên tờ Aviation Week và The Daily Beast.
    Tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Borei
    Tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo là loại quan trọng nhất trong hệ thống vũ khí hạt nhân của một quốc gia. Trước kia Liên Xô đã duy trì một hạm đội Delta và Boomer thuộc lớp Typhoon, nhưng những con tàu này đang trở nên cũ kĩ và cần được thay thế. Và người thừa kế của nó chính là chiếc tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Borei mới.
    Với kích thước nhỏ hơn nhiều so với chiếc Project 941 Akula, nhưng con tàu Typhoon mới này vẫn lớn hơn tàu lớp Ohio của Hải quân Mỹ. Nó có thể mang được 16 tên lửa đạn đạo tàu Bulava.
    Hiện tại có 3 tàu hạt nhân lớp Borei đã hoàn thành và Nga đang tiếp tục chế tạo thêm 3 chiếc nữa với khả năng chứa 20 tên lửa. Nga hy vọng rằng 10 chiếc tàu hạt nhân lớp Borei sẽ có đủ khả năng chống lại những loại tàu ngầm khác
    Tên lửa đạn đạo Bulava từ tàu ngầm hạt nhân
    Các thế hệ tàu ngầm lớp Borei sẽ trở nên vô dụng nếu không được trang bị vũ khí hạt nhân. Cụ thể, tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo Bulava RSM-56. Dù Nga có rất nhiều rắc rối khi phát triển loại vũ khí này nhưng những thất bại trong quá khứ đã giúp họ tạo ra chất lượng tốt.
    Khả năng chiến đấu của tên lửa Bulava vô cùng lợi hại, loại tên lửa 37 tấn có tầm bắn 6.200 hải lý và chứa được 10 đầu đạn hạt nhân 1000 tấn. Tuy nhiên, các tên lửa này thường chỉ được trang bị 6 đầu đạn hạt nhân.
    Tàu ngầm hạt nhân Project 855 lớp Yasen
    Tàu ngầm tấn công lớp Yasen là một phần của thế hệ mới các tàu ngầm ở Nga. Trong khi chiếc đầu tiên được chế tạo năm 1993, Nga không có đủ khả năng hoàn thành cho đến tháng 9 năm 2011. Tuy nhiên, chiếc tàu ngầm Severodvinsk lớp Yasen đầu tiên là một cỗ máy vố cùng ấn tượng.
    Dave Johnson, chỉ huy Hải quân Mỹ nói rằng: "Chúng ta sẽ phải đối mặt với các đối thủ rất khó khăn. Mọi người chỉ nhìn vào chiếc Severodvinsk phiên bản của Nga, một chiếc tàu ngầm hạt nhân tên lửa dẫn đường. Tôi rất ấn tượng với chiếc tàu này và tôi đã nhờ Carderock xây dựng một mô hình mô phỏng”.
    Nga đang xây dựng phiên bản cải tiến của chiếc Project 855 theo mô hình từ năm 1993, dù tàu lớp Yasen không được trang bị vũ khí hạt nhân nhưng nó có thể mang tên lửa hành trình hạt nhân.
    Kho vũ khí hạt nhân tác chiến của Nga
    Kho vũ khí hạt nhân của Nga hiện tại không lớn như của Xô Viết trước kia nhưng có ít nhất 2000 vũ khí hạt nhân tác chiến cùng với 5000 đầu đạn hạn nhân.
    Nga sử dụng các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật để bù đắp những điểm yếu về quân sự, nhưng không biết chính xác họ có bao nhiêu loại. Cần lưu ý rằng, các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật không nằm trong phạm vi của hiệp ước START.
    Nga có rất nhiều cách để sử dụng đầu đạn hạt nhân tác chiến, chẳng hạn như, tên lửa đạn đạo tầm ngắn 9K720 Iskander có thể được triển khai ở những nơi như Kaliningrad Oblast trên bờ biển Baltic để tấn công các khu vực phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ ở Ba Lan.
    Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-24 Yars
    Trong những năm gần đây, Nga đang tiếp tục hiện đại hóa những chiến lược răn đe quân sự trên đất liền. RS-24 là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới nhất của Nga, nó có thể mang 4 đầu đạn hạt nhân tấn công độc lập các mục tiêu.
    Ngoài ra còn có một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hạng nặng của Nga được gọi là Sarmat, được thiết kế với mục đích vượt qua sức mạnh phòng thủ của tên lửa đạn đạo.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/5-loai-vu-khi-hat-nhan-cua-nga-phuong-tay-nen-so-a81968.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan