+Aa-
    Zalo

    Thi học sinh giỏi cấp THCS chương trình 2006 và 2018 sẽ thay đổi ra sao về số môn thi

    (ĐS&PL) - Đối với học sinh lớp 9 tham gia kỳ thi học sinh giỏi năm nay (năm học 2023-2024) sẽ là lứa học sinh cuối cùng học và thi theo chương trình giáo dục 2006 trước khi thực hiện chương trình 2018. Điểm khác biệt lớn của 2 chương trình này là sự thay đổi số môn trong quá trình học và tham gia các kỳ thi, trong đó có kỳ thi học sinh giỏi.

    Thông tin từ Cổng thông tin Chính phủ, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, có 10 điểm mới quan trọng của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 so với Chương trình giáo dục phổ thông 2006. Trong đó có điển nổi bật về sự khác nhau trong chương trình dạy học, điển hình là sự thay đổi về số môn học, có sự liên kết tích hợp cụ thể:

    * Cấp tiểu học:

    Chương trình giáo dục phổ thông năm 2006: Có 11 môn học bắt buộc, gồm: Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục, Thủ công, Kĩ thuật, Khoa học, Lịch sử và Địa lí;

    Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018: Có 10 môn học bắt buộc, gồm: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử và Địa lí, Khoa học, Tin học và Công nghệ, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật;

    * Cấp Trung học cơ sở (THCS):

    Chương trình giáo dục phổ thông năm 2006:  Có 13 môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Lịch sử, Địa lí, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật;

    Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018: Có 10 môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Khoa học Tự nhiên, Lịch sử và Địa lí, Công nghệ, Tin học, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật.

    *Cấp Trung học phổ thông (THPT):

    Chương trình giáo dục phổ thông năm 2006: Có 13 môn học bắt buộc: Ngữ Văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Lịch sử, Địa lí, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Giáo công dân, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Công nghệ, Tin học, Giáo dục thể chất;

    Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018: Có 6 môn học bắt buộc: Ngữ Văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Lịch sử.

    4/9 môn học lựa chọn: Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật.

    Như vậy nếu theo chương trình giáo dục 2018, sắp tới trong kỳ thi học sinh giỏi các cấp có thể sẽ không thi đơn môn vì theo nguyên tắc chương trình học môn gì thì sẽ thi môn đó. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 học môn Khoa học tự nhiên chứ không phải học môn Vật lý, Hóa học, Sinh học; Lịch sử và Địa lý cũng vậy, do đó các kỳ thi sẽ thi môn tích hợp chứ không thi đơn môn trong môn tích hợp.

    Theo tạp chí Giáo dục Việt Nam, hiện nay, các địa phương vẫn đang duy trì kỳ thi học sinh giỏi văn hóa cấp trung học cơ sở (học sinh lớp 9) đối với vòng huyện và vòng tỉnh. Năm nay là năm thi học sinh giỏi cuối cùng của chương trình 2006 gồm có 10 môn thi: Toán; Ngữ văn; Ngoại ngữ; Tin học; Giáo dục công dân; Vật lý; Hóa học; Sinh học; Lịch sử; Địa lý.

    thi hoc sinh gioi cap thcs chuong trinh 2006 va 2018 se thay doi ra sao ve so mon thi
    Năm nay học sinh lớp 9 sẽ là lứa cuối cùng thi học sinh giỏi và thi lớp 10 theo chương trình giáo dục 2006.
    Ảnh minh họa,

    Năm học 2024-2025 tới đây sẽ là năm đầu tiên thực hiện chương trình 2018 ở lớp 9. Nếu kỳ thi học sinh giỏi cấp THCS vẫn được các địa phương tổ chức sẽ còn lại 7 môn thi, gồm: Toán; Ngữ văn; Ngoại ngữ; Tin học; Giáo dục công dân; Khoa học tự nhiên; Lịch sử và Địa lý.

    Trên danh nghĩa số môn thi sẽ giảm nhưng thực tế số lượng giáo viên ôn thi học sinh giỏi ở chương trình 2018 vẫn không khác so với chương trình 2006 vì hiện nay gần hết các trường trung học cơ sở vẫn đang bố trí giáo viên dạy theo phân môn.

    Công văn số 5636/BGDĐT-GDTrH của Bộ ban hành ngày 10/10 vừa qua cũng cho phép các phân môn dạy song song, kiến thức phân môn nào, giáo viên môn đó dạy, giáo viên đó kiểm tra.

    Đối với những môn thi độc lập, riêng lẻ thì việc nhà trường phân công giáo viên nào, giáo viên đó ôn và họ chủ động trong việc ôn thi, trách nhiệm và quyền lợi được thực hiện độc lập, không ràng buộc với nhau. Thế nhưng, 2 môn tích hợp: Khoa học tự nhiên; Lịch sử và Địa lý có thể sẽ phát sinh nhiều vấn đề.

    Môn Khoa học tự nhiên sẽ có 3 giáo viên ôn các môn Toán, Lý, Hóa; môn Lịch sử và Địa lý sẽ có 2 giáo viên ôn luyện cho học trò. Việc bố trí thời gian ôn thi tưởng dễ nhưng sẽ phát sinh nhiều chuyện đi kèm. Bởi vì các môn học này cho dù là 2-3 phân môn nhưng nó vẫn chỉ là 1 môn học.

    Tất nhiên, nếu nhà trường tính tiết cho giáo viên ôn tập thì cũng chỉ tính 1 môn; nếu học sinh đạt giải học sinh giỏi mà cấp trên có khen thưởng cũng chỉ tính 1 môn. Lúc đó, nhiều chuyện phức tạp sẽ xảy ra. 

    Thực tế, việc học sinh ôn thi học sinh giỏi rất áp lực và vất vả vì số buổi ôn tập nhiều, bài tập, đề thi mà giáo viên giao cho bao giờ cũng rất nhiều. Vì thế, những em ôn thi học sinh giỏi dù môn mình ôn thi có thêm kiến thức, có ưu thế khi thi vào trường trung học phổ thông chuyên nhưng các môn học khác sẽ bị chểnh mảng.

    Nếu duy trì được học lực giỏi đối với tất cả các môn học thì các em phải nỗ lực vượt bậc và rất vất vả trong quá trình học tập.

    Bảo An(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thi-hoc-sinh-gioi-cap-thcs-chuong-trinh-2006-va-2018-se-thay-doi-ra-sao-ve-so-mon-thi-a603687.html
    Một địa phương ban hành lệnh cấm ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

    Một địa phương ban hành lệnh cấm ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

    Mới đây, UBND tỉnh Bình Dương đã có quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về dạy thêm, học thêm. Trong đó, nội dung nổi bật là học sinh học thêm trên tinh thần tự nguyện và được sự đồng ý của phụ huynh, không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Một địa phương ban hành lệnh cấm ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

    Một địa phương ban hành lệnh cấm ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

    Mới đây, UBND tỉnh Bình Dương đã có quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về dạy thêm, học thêm. Trong đó, nội dung nổi bật là học sinh học thêm trên tinh thần tự nguyện và được sự đồng ý của phụ huynh, không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm.