+Aa-
    Zalo

    Thông cáo của Quốc hội là tuyên bố về Biển Đông

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL)- “Thông cáo chính là tuyên bố. Tôi nghĩ rằng có thể coi đó như là tuyên bố của Quốc hội về tình hình Biển Đông”, Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc trả lời báo chí chiều 24/6.

    (ĐSPL)- “Thông cáo chính là tuyên bố. Tôi nghĩ rằng có thể coi đó như là tuyên bố của Quốc hội về tình hình Biển Đông”, Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc trả lời báo chí chiều 24/6.
    Tại buổi họp thông báo kết quả kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 13 diễn ra chiều 24/6, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc và Thứ trưởng Bộ Thông tin- Truyền thông Trương Minh Tuấn đã trả lời hàng loạt các câu hỏi của báo chí.
    Thông cáo của Quốc hội là tuyên bố về Biển Đông
    Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trả lời các câu hỏi của báo chí.
    Về vấn đề Biển Đông, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, sau phiên khai mạc, Quốc hội đã nghe Chính phủ bổ sung báo cáo về tình hình Biển Đông, trong đó có các giải pháp. Quốc hội cũng thảo luận đoàn và ở hội trường rất kỹ, ra thông cáo tuyên bố việc vi phạm của Trung Quốc với bốn điểm: Khẳng định việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong thềm lục địa Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế; Quốc hội cùng đồng bào kiên quyết phản đối, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan; Bày tỏ sự biết ơn các tổ chức quốc tế đã ủng hộ Việt Nam trong vấn đề này; Nhất trí cao với chủ trương của Đảng, Nhà nước là kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền.
    “Xác định diễn biến còn phức tạp nên Quốc hội yêu cầu toàn Đảng, toàn dân đoàn kết giữ vững ổn định chính trị để phát triển đất nước, giữ vững quan hệ hữu nghị giữa hai nước”, ông Phúc nói.
    Lý giải những vấn đề như “tuyên bố khác nghị quyết như thế nào?” hay “giá trị pháp lý của thông cáo không thể ngang với tuyên bố của cơ quan quyền lực tối cao”, ông Trương Minh Tuấn cho biết, mỗi kỳ họp Quốc hội chỉ ra một nghị quyết nêu các vấn đề chung, cùng với đó ra tuyên bố nhấn mạnh một vấn đề. Trường hợp này, Quốc hội ra tuyên bố nhấn mạnh vấn đề Biển Đông.
    Trong khi đó, ông Nguyễn Hạnh Phúc khẳng định, dù là tuyên bố hay nghị quyết thì nội dung bên trong đều thể hiện rất rõ sự phản đối của Quốc hội Việt Nam với sự vi phạm của Trung Quốc. Còn nghị quyết đòi hỏi phải có quy trình và tùy mức độ mới ra nghị quyết nên Quốc hội phải cân nhắc. "Thông cáo chính là tuyên bố. Tôi nghĩ rằng có thể coi đó như là tuyên bố của Quốc hội”, ông Phúc nhấn mạnh.
    Liên quan đến việc Trung Quốc kéo thêm bốn giàn khoan ra Biển Đông, ông  Trương Minh Tuấn khẳng định: “Biển Đông không phải là biển của riêng của quốc gia nào. Trung Quốc điều 4 hay 10 giàn khoan đến Biển Đông là bình thường. Vấn đề là họ điều vào đâu. Nếu điều vào Hải Nam thì đó việc của họ nhưng điều vào vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia nào thì quốc gia đó lên tiếng. Đến giờ, tôi và các bạn chưa biết họ đặt những giàn khoan trên vào vị trí nào”.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thong-cao-cua-quoc-hoi-la-tuyen-bo-ve-bien-dong-a38097.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.