+Aa-
    Zalo

    Thưởng tiền cho nhân viên "chịu khó" đến văn phòng làm việc trực tiếp

    (ĐS&PL) - Một số công ty tại Nhật Bản thời gian gần đây nghĩ ra phương thức mới giúp nhân viên chăm chỉ đi làm đó là hỗ trợ nhiều khoản phụ cấp.

    VTC News dẫn lời Nikkei Asia, cho biết kể từ khi hình thức làm việc từ xa trở nên phổ biến sau đại dịch COVID-19, nhiều người lao động rất hiếm khi đến văn phòng mà thường làm việc online. Điều này khiến họ rơi vào tình trạng cô đơn và căng thẳng, hoặc bắt đầu cảm thấy khả năng sáng tạo của mình suy giảm.

    Gần đây, một số công ty khởi nghiệp ở Nhật Bản nghĩ ra "phương thuốc mới chữa căn bệnh" này, đó là thưởng tiền cho những nhân viên đến văn phòng làm việc. Công ty này hy vọng việc thưởng tiền sẽ giúp nhân viên nâng cao sức khỏe tinh thần và tinh thần đoàn kết, có khả năng đưa ra những ý tưởng mới.

    thuong tien cho nhan vien chiu kho den van phong lam viec truc tiep
    Nhân viên làm việc ở văn phòng công ty Acompany, tháng 11/2023. Ảnh: Tetsuji Iso

    Từ tháng 9, công ty Agileware có trụ sở tại Osaka, nơi xử lý các hệ thống quản lý dự án, đã bắt đầu trả 2.000 yên (khoảng 330 nghìn đồng) mỗi ngày cho nhân viên có mặt tại văn phòng. Ngoài ra, những nhân viên đi ăn trưa cùng nhau sẽ được hưởng thêm 500 yên (83 nghìn đồng).

    Với các khoản phụ cấp này, nếu đến văn phòng ở mức tối đa, mỗi nhân viên có thể nhận tổng cộng 4,1 triệu đồng mỗi tháng. Điều này sớm được ghi vào quy định chính thức của công ty và trở thành một phần của hệ thống lương cố định.

    Trước đó, công ty này tuyển dụng những vị trí cho phép nhân viên làm việc từ xa theo giờ, ở bất kỳ nơi đâu thuận tiện cho họ. Sự tự do đó là một phần văn hóa doanh nghiệp, còn phương thức thưởng kể trên là cách công ty kích thích nhân viên tương tác với thế giới thực.

    Ở Nhật Bản, chi phí chăm sóc sức khỏe tâm thần ngày càng tăng đối với các kỹ sư vì họ ngày càng cô đơn. Đây là lý do khiến công ty đưa ra "phương thuốc" để muốn mọi người đi làm tại văn phòng. 

    Mitsuyoshi Kawabata - Giám đốc điều hành Agileware cho biết: "Chúng tôi nghĩ rằng nhân viên cần phải gặp mặt trực tiếp, có cơ hội để cảm nhận những khó khăn trong công việc cũng như tình trạng sức khỏe của nhau".

    Công ty cũng phát đồng hồ thông minh cho khoảng 60 nhân viên để họ có thể theo dõi sức khỏe của mình tốt hơn.

    thuong tien cho nhan vien chiu kho den van phong lam viec truc tiep dspl
    Nhiều phụ cấp được đưa ra nhằm "kéo" nhân viên đến văn phòng làm việc. Ảnh: NY Post

    Công ty Acompany có trụ sở tại Nagoya cũng áp dụng "phương thuốc" tượng tự. Những nhân viên viết mã và xử lý các công việc khác được trả thêm 1.000 yên (165 nghìn đồng) mỗi ngày nếu họ làm việc tại văn phòng từ 13h đến 16h.

    Giống như Agileware, công ty này muốn đảm bảo sự cân bằng và thoải mái cho người lao động, và việc xây dựng môi trường làm việc của các kỹ sư được coi trọng.

    Các khoản tiền thưởng nhỏ cộng lại có thể khuyến khích những người làm việc từ xa đến công ty trực tiếp chào nhau và gắn kết tình thần đồng đội.

    Cả Agileware và Acompany đều đang xem xét lại các khoản trợ cấp đi lại truyền thống mà họ cho rằng không phù hợp với lịch trình hiện tại của nhân viên.

    Giám đốc công ty Acompany - Hayata Sagasaki cho biết: "Chúng tôi đã lắng nghe cẩn thận ý kiến của các chuyên gia để tránh tăng thêm gánh nặng cho nhân viên do những thay đổi trong luật thuế và luật lao động".

    Liên quan đến vấn đề này, không chỉ giới nhân viên văn phòng tại Nhật Bản mà rất nhiều người Australia, đặc biệt là những người trẻ tuổi rất miễn cưỡng quay trở lại làm việc như thời kỳ trước đại dịch, theo NYPost.

    Nguyễn Linh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thuong-tien-cho-nhan-vien-chiu-kho-den-van-phong-lam-viec-truc-tiep-a603095.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan