Boeing đối diện khủng hoảng, Trung Quốc chi 35 tỷ USD mua máy bay phản lực của Airbus


Thứ 3, 26/03/2019 | 11:21


Cùng sự kiện

Airbus đã ký kết thành công một thỏa thuận máy bay trị giá 35 tỷ USD từ Trung Quốc trong chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Tập Cận Bình tới thủ đô Paris.

Airbus đã ký kết thành công một thỏa thuận máy bay trị giá 35 tỷ USD từ Trung Quốc trong chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Tập Cận Bình tới thủ đô Paris.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ký thoả thuận mua 300 máy bay Airbus trong chuyến thăm chính thức Pháp. Ảnh: Getty

Diễn biến này được cho là đã giáng một đòn mạnh vào Boeing khi hãng sản xuất máy bay hàng đầu của Mỹ đang phải vật lộn với khủng hoảng vì máy bay phản lực bán chạy nhất 737 MAX liên tiếp gặp tai nạn.

Thoả thuận 300 máy bay chỉ là một trong số 15 hợp đồng kinh doanh giữa Trung Quốc và Pháp đã được ký hôm 25/3. Đơn đặt hàng với Airbus bao gồm 290 máy bay thân hẹp sê-ri A320 và 10 thân máy bay A350 rộng, văn phòng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tiết lộ trong một cuộc họp ngắn. Mẫu máy bay A320 Neo mới nhất có giá niêm yết 110,6 triệu USD và A350-900 được bán với giá 317,4 triệu USD trước khi giảm giá.

Máy bay thân hẹp Boeing 737 MAX - đối thủ chính của A320 đã bị đình chỉ bay sau hai vụ tai nạn nghiêm trọng trong vòng 5 tháng. Nhà sản xuất máy bay Mỹ cũng đang vật lộn khi phải chịu sự ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ. Trong khi đó, một thỏa thuận lớn cho Airbus – hãng sản xuất máy bay châu Âu có trụ sở tại Pháp đã được ông Macron đề xuất lần đầu tiên vào tháng 1/2018 trong chuyến thăm chính thức Bắc Kinh. Lúc đó, kinh phí mà Trung Quốc dự kiến bỏ ra là 18 tỷ USD.

Các thỏa thuận được công bố tại Paris sẽ bao gồm cả Neo - cho tùy chọn động cơ mới - và cái gọi là phiên bản cổ điển hoặc CEO của A319, A320 và A321, mặc dù phần lớn sẽ là A320 Neo và A321 Neo, theo các quan chức. Trung Quốc thường đặt mua máy bay theo lô lớn và sau đó phân bổ cho các hãng hàng không.

Trung Quốc đã trở thành thị trường quan trọng nhất đối với Airbus và Boeing khi tầng lớp trung lưu đang phát triển tại quốc gia này thúc đẩy nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không. Trong khi triển vọng đặt hàng của công ty Mỹ đã bị phức tạp hoá bởi cuộc đụng độ thương mại, Airbus đã củng cố vị thế của mình với lời đề nghị mở rộng dây chuyền sản xuất tại Thiên Tân.

PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo SCMP)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/boeing-doi-dien-khung-hoang-trung-quoc-chi-35-ty-usd-mua-may-bay-phan-luc-cua-airbus-a268229.html